Vì sao cần quản lý thuốc lá thế hệ mới dưới luật hiện hành

(PLO)-Thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) là nhóm sản phẩm đầu ra của ngành công nghiệp thuốc lá nhưng lại đang bị "thả nổi" quản lý, chưa được kiểm soát dưới luật, dù chúng thỏa mãn định nghĩa về hạng mục “thuốc lá dạng khác” của Luật Phòng, Chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) hiện hành.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đây là một nghịch lý, đồng thời cũng có thể khiến dư luận hoài nghi về vai trò và ý nghĩa của pháp luật.

Phải thực hiện vai trò quản lý của pháp luật đối với TLTHM

Ở mọi quốc gia, pháp luật ra đời là do nhu cầu xã hội và thực hiện vai trò quản lý của nhà nước, nhằm thúc đẩy sự phát triển và điều hòa các quan hệ xã hội. Pháp luật quy định chuẩn mực 3 yếu tố cơ bản để điều chỉnh hành vi của chủ thể tham gia: việc được làm, việc phải làm và việc không được làm.

Thế nhưng, hiện nay ngành công nghiệp TLTHM vẫn đang "mỏi mòn" chờ luật quản lý đối với các sản phẩm thuốc lá làm nóng (TLLN) và thuốc lá điện tử (TLĐT) kể từ chỉ đạo ban đầu của Chính phủ từ năm 2017. Được Chính phủ giao nhiệm vụ, Bộ Công thương hiện đã đề xuất Nghị định mới, thay thế Nghị định 67/2013 để thí điểm quản lý các sản phẩm TLĐT, TLLN. Tuy nhiên, do còn có một số quan ngại về tiềm năng giảm tác hại hoặc tác động ngoại ý, dù chưa có sở cứ khoa học hay thống kê rõ ràng về vấn đề này, nên suốt 5 năm qua các sản phẩm này vẫn tồn tại “ngoài vòng pháp luật”.

Điều đáng nói, chính việc buông lỏng quản lý đã tạo cơ hội cho thị trường chợ đen phát triển, thậm chí ma túy trá hình “giấu mình” dưới vỏ bọc TLĐT (dạng hệ thống mở) để tiếp cận sai đối tượng (giới trẻ hiếu kỳ) và dẫn dắt người dùng sử dụng sai mục đích. TLTHM nhập lậu là một vấn nạn gây đau đầu, trong khi ngành quản lý thị trường thì không thể xử phạt mạnh tay các hành vi tội phạm này do chưa được áp dụng Luật Phòng, Chống tác hại thuốc lá hiện hành.

Hiện nay, hành vi buôn lậu TLTHM chỉ tương ứng với tội danh "kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm không chính danh", với mức phạt tối đa vài chục triệu đồng, không đủ sức răn đe tội phạm.

Cơ quan quản lý thị trường khó xử lý thuốc lá điện tử nhập lậu vì thiếu luật

Cơ quan quản lý thị trường khó xử lý thuốc lá điện tử nhập lậu vì thiếu luật

Vì vậy, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính… phải tích cực thực hiện các bước cần thiết để xây dựng chính sách quản lý phù hợp đối với TLTHM. Qua đó, thể hiện đúng vai trò của pháp luật đối với các hoạt động quản lý nhà nước.

Luật quản lý TLTHM: Chỗ dựa cho 17 triệu người chưa thể cai thuốc

Khảo sát mới nhất của VietnamPlus thực hiện với hơn 2.000 người trưởng thành hút thuốc (đủ 18 tuổi) cho thấy, có 95% người cho rằng cai nghiện thuốc lá là khó đến rất khó; 87% hiểu rằng không tốt cho sức khoẻ nhưng hút thuốc mang lại cảm giác hưng phấn, giúp giảm stress nên không muốn bỏ; 70% trong số đó đồng thuận rằng các giải pháp giúp giảm tác hại thuốc lá là quan trọng và có nhu cầu chuyển đổi để thay thế thuốc lá điếu, giúp tốt hơn cho bản thân và cộng đồng.

Rõ ràng, hút thuốc lá là một hành vi hợp pháp tại Việt Nam, được quản lý bởi Luật Phòng, Chống tác hại thuốc lá. Về mặt xã hội, người hút thuốc cũng không bị xem là người có tư cách đạo đức không tốt. Do đó, vấn đề là Luật Phòng, Chống tác hại thuốc lá hiện nay cần xác nhận và quy định cụ thể cách quản lý các sản phẩm TLTHM như thế nào để giúp cho 17 triệu người hút thuốc trưởng thành hiểu rõ những gì được làm, phải tuân thủ và không được phép khi thực hiện hành vi hút thuốc.

Nghiên cứu của nhóm tác giả đăng trên tạp chí Annual Review (Hoa Kỳ) cho thấy: thuốc lá điếu thông thường đứng đầu về mức độ tác hại, so với các sản phẩm TLTHM.

Nghiên cứu của nhóm tác giả đăng trên tạp chí Annual Review (Hoa Kỳ) cho thấy: thuốc lá điếu thông thường đứng đầu về mức độ tác hại, so với các sản phẩm TLTHM.

Mỗi ngày, Việt Nam có đến hơn 100 người chết vì khói thuốc lá. Việc sớm có Luật về TLTHM hoặc điều chỉnh Luật Phòng, Chống tác hại thuốc lá hiện hành để quản lý TLTHM sẽ có thêm cơ hội giúp người hút thuốc trưởng thành tiếp cận các sản phẩm thay thế tốt hơn so với thuốc lá điếu đốt cháy, tăng cơ hội cải thiện sức khỏe trước khi họ sẵn sàng từ bỏ hẳn thuốc lá. Điều này được cho là giải pháp nhân văn và phù hợp với mục tiêu, ý nghĩa của pháp luật là đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng nguồn thu ngân sách, cũng như thể hiện vai trò quản lý xã hội của nhà nước, đảm bảo sự cân bằng xã hội, hài hòa lợi ích của các mối quan hệ xã hội.

Tại tọa đàm “Xu hướng tiếp cận giải pháp giảm tác hại thuốc lá tại Việt Nam”, do báo điện tử VietnamPlus phối hợp cùng Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức ngày 5-8-2022 vừa qua, các chuyên gia đều đồng thuận về việc cần sớm đưa TLTHM vào quản lý dưới luật.

ThS.BS Vũ Văn Thành - Trưởng Khoa Bệnh phổi mạn tính, BV Phổi Trung ương cho rằng: “Tất cả sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe thì đều cần phải quản lý tốt chứ không phải chỉ riêng TLTHM. Việc càng chậm trễ quản lý TLTHM còn làm thị trường rối loạn, tạo hiểu nhầm và nguy hiểm cho người dùng”.

Các chuyên gia y tế đồng thuận về việc sớm quản lý TLTHM bằng luật (Nguồn: Báo VietnamPlus)

Các chuyên gia y tế đồng thuận về việc sớm quản lý TLTHM bằng luật (Nguồn: Báo VietnamPlus)

Ủng hộ chiến lược quản lý đa chiều dựa trên nghiên cứu khoa học về chuỗi tác hại và làm rõ các quan ngại về vai trò giảm tác hại của TLTHM, PGS. TS. BS Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP.HCM, nhấn mạnh: “Nếu FDA Hoa Kỳ đã nghiên cứu thí nghiệm và thông qua (một số sản phẩm TLTHM) thì có thể xem là hướng dẫn toàn cầu. Vấn đề quản lý chặt chẽ được chừng nào là do trình độ của chúng ta”.

Đồng quan điểm, TS. BS Đào Văn Tú, Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương cũng đánh giá: “Qua các bằng chứng khoa học đã được chứng minh rằng việc sử dụng TLLN giúp giảm hàm lượng các chất độc hại, hứa hẹn trong tương lai chúng ta sẽ kiểm soát được nhiều vấn đề bệnh tật bằng nhiều công cụ khác nhau để giảm thiểu tác hại của thuốc lá”.

“Nếu quản lý tốt TLLN thì sẽ rất có lợi cho cộng đồng, cho người bệnh, giải quyết được vấn đề sử dụng sai mục đích,” ThS. BS Lê Đình Phương, Trưởng khoa Nội Tổng quát & Y học Gia đình, BV FV bổ sung và kết luận.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm