Bộ Y tế tham gia vào tiến độ quản lý thuốc lá thế hệ mới

(PLO)- Theo ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương, lãnh đạo Bộ Công thương và Bộ Y tế đã có buổi làm việc cùng với các Cục, Vụ liên quan nhằm hoàn thiện dự thảo để báo cáo Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 67/2013 về kinh doanh thuốc lá, trong đó bao gồm việc quản lý thuốc lá thế hệ mới (TLTHM).
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chia sẻ về tiến độ sẽ trình Nghị định 67 sửa đổi, ông Hoàn cho biết dự kiến trong tháng 12 này, sau khi có ý kiến trả lời chính thức của Bộ Y tế đối với một số nội dung còn vướng mắc trong dự thảo Nghị định sửa đổi, Bộ Công thương sẽ trình Thủ tướng Chính phủ. “Đây cũng là căn cứ để giúp cho hoạt động quản lý nhà nước về thuốc lá trong thời gian tới được thuận tiện và hiệu quả hơn,” ông Hoàn đánh giá.

Có nhu cầu, phải có quản lý

Dù đã xuất hiện tại thị trường (phi chính thức) hơn 5 năm qua nhưng TLTHM vẫn chưa chịu sự kiểm soát của pháp luật. Trong suốt thời gian này, thị trường buôn lậu mặt hàng này sinh sôi nảy nở, gây khó khăn cho việc kiểm soát của cơ quan chức năng và để lại cho xã hội những hệ lụy khó lường.

Ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ xã hội, Văn phòng Quốc hội phát biểu tại hội thảo

Ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ xã hội, Văn phòng Quốc hội phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo “Tháo gỡ quan ngại để quản lý thuốc lá thế hệ mới” được tổ chức tại Hà Nội vừa qua, ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ xã hội, Văn phòng Quốc hội đã nhắc lại nghiên cứu về thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) lậu ở các em học sinh. Theo kết quả “Điều tra sức khỏe học sinh Việt Nam năm 2019”, tỷ lệ hiện đang hút thuốc lá điện tử ở học sinh 13-17 tuổi trên phạm vi cả nước là 2,6%; ở học sinh thành thị là 3,4%. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ hút TLĐT ở học sinh hiện rất đáng lo ngại. Theo nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh THCS và THPT tại Hà Nội do Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế thực hiện năm 2020, tỷ lệ hiện đang sử dụng TLĐT ở học sinh lớp 8-12 là 8,35%,; ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%.

Trước thực trạng này, ông Ngọc khẳng định việc tăng cường quản lý nhà nước về TLTHM là hết sức cần thiết. Các bộ ngành có liên quan cần khẩn trương rà soát các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) 2012 để trình Chính phủ đề xuất bổ sung hoặc sửa đổi những quy định không còn phù hợp.

Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại hội thảo “Tháo gỡ quan ngại để quản lý thuốc lá thế hệ mới” mới đây.

Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại hội thảo “Tháo gỡ quan ngại để quản lý thuốc lá thế hệ mới” mới đây.

Đồng tình với ông Ngọc, bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, cần công bằng với người dùng là những người hút thuốc hợp pháp và vai trò của cơ quan nhà nước là phải có cơ chế quản lý phù hợp để đáp ứng cho nhu cầu trong xã hội. Theo bà Liên, cấm TLTHM là không khả thi, thay vào đó cần tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt lâu nay giữa các cơ quan nhà nước. Bà Liên khẳng định nếu sản phẩm được quản lý tốt, chặt chẽ bằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, bằng hệ thống kiểm duyệt chất lượng; kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Đứng dưới góc độ người tiêu dùng, người hút thuốc hợp pháp sẽ được tiếp cận với hàng hóa chính ngạch, chính danh. Đây chính là trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo cho người dân được sử dụng sản phẩm có kiểm soát chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá là cơ sở quan trọng để sớm quản lý TLTHM

Bên cạnh nêu lên sự cần thiết của việc đưa tất cả sản phẩm TLTHM vào quản lý, các đại biểu tham dự tại hội thảo đều khẳng định, Luật PCTHTL là cần thiết và quan trọng vì phù hợp để áp dụng cho việc quản lý những sản phẩm TLTHM thuộc định nghĩa của Luật này.

Chúng tôi thấy rằng Bộ Y tế và các bộ ngành có liên quan cần thực hiện tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Luật PCTHTL; đánh giá tác động những vấn đề mới phát sinh cần luật hóa, cần sửa đổi, bổ sung; những hạn chế vướng mắc làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật phòng chống tác hại của thuốc lá”, ông Ngọc nhấn mạnh tại hội thảo.

Ông Lê Đại Hải – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp phát biểu ý kiến tại hội thảo

Ông Lê Đại Hải – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp phát biểu ý kiến tại hội thảo

Ông Lê Đại Hải – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp cho biết: “Định nghĩa thuốc lá được quy định tương đối mở trong luật và các sản phẩm TLTHM có thể thuộc định nghĩa ‘thuốc lá’ trong Luật PCTHTL”. Về phạm vi trách nhiệm, ông Hải bổ sung thêm: “Bộ Công thương được giao chủ trì sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 về kinh doanh thuốc lá. Nghị định sửa đổi, bổ sung này đã được Bộ Tư pháp thẩm định và đang trong quá trình hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét, ban hành. Qua nghiên cứu Luật PCTHTL, Bộ Công thương có thể phối hợp với các cơ quan liên quan để nghiên cứu, có thể bổ sung nội dung về quản lý TLTHM vào trong Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 67, đáp ứng nhu cầu quản lý”.

Tại hội thảo, lãnh đạo các bộ ban ngành tham dự đều cho rằng, cần sớm thống nhất các ý kiến khác biệt để trình dự thảo Nghị định 67 sửa đổi lên Chính phủ nhằm sớm ngăn chặn sự “tăng trưởng nóng” của thực trạng buôn lậu hiện nay. Đứng ở góc độ quản lý, ông Hải nhận xét và kết luận: “Nếu không đưa TLTHM quản lý là đang tạo ra lỗ hổng về mặt pháp lý và cơ chế quản lý. Hãy quản lý TLTHM khi xã hội xuất hiện nhu cầu sử dụng”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm