World Cup 2014: Kỷ lục về kinh phí

Một World Cup bị nghi ngờ nhiều về công tác an ninh và sự chuẩn bị của chủ nhà nhưng dù gì thì đây cũng là World Cup dẫn đầu về những khoản kinh phí được rải ra cho những ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

+ Tiền thưởng cao nhất: FIFA thưởng đội vô địch 35 triệu USD. Chia cho 31 đội còn lại 323 triệu.

+ Phí tổ chức lớn nhất: 14 tỉ USD là tổng chi phí của Brazil cho World Cup, chủ yếu xây dựng hoặc nâng cấp 12 sân vận động địa điểm diễn ra các trận đấu so với FIFA chỉ đóng góp 2 tỉ USD. Ngân quỹ Brazil đều lấy từ tiền thuế dân đóng góp, vì thế đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình chống đối cho rằng thay vì tiêu tốn vô bổ lẽ ra nên dùng số tiền đó để cải thiện điều kiện sinh sống của dân trong nước nhiều nơi vẫn còn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.

 
World Cup 2014 đánh dấu một bước phát triển lớn nữa của FIFA, ít nhất trước mắt là về phương diện tài chính sau đây…

Cũng từ đó mà nước chủ nhà đã phải bỏ ra 322 triệu USD lo công tác bảo vệ an ninh trước và trong World Cup. Qua đó, Brazil điều động 157.000 nhân viên làm nhiệm vụ này, trong đó có 57.000 binh lính bao gồm cả lực lượng phản ứng nhanh lên tới 21.000 người được huấn luyện tinh nhuệ.

 + Phần đóng góp của FIFA: FIFA cấp 221,6 triệu USD cho Brazil lập mạng lưới dịch vụ phục vụ World Cup nói chung và 20 triệu USD dành riêng cho ngành điện bảo đảm việc truyền hình suôn sẻ. Ngoài ra còn 70 triệu USD cho các CLB có cầu thủ tham dự World Cup này.

+ Phần dành cho tái đầu tư: Chừng 75% lợi nhuận thu vào sẽ được FIFA phân chia lại cho 209 liên đoàn bóng đá quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam nhằm phục vụ mục tiêu phát triển hướng về tương lai. Hằng năm, mỗi thành viên được chia cho trung bình 250.000 USD.

+ Tổng lợi nhuận thương mại: 4 tỉ USD cho FIFA trong đó bao gồm nhiều khoản tài trợ, truyền hình, tiền vé, bán quyền thương hiệu quảng cáo, dịch vụ, hàng lưu niệm... Ngay như cựu thần tượng Ronaldinho cũng tranh thủ đưa căn nhà của mình ở ngay trung tâm Rio de Janeiro ra và cho thuê với giá mỗi đêm 15.354 USD! Căn nhà đấy gồm năm phòng ngủ, sáu phòng tắm, một hồ bơi và nhà để xe chứa được ba ô tô.

+ Tiền truyền hình: Hệ thống truyền hình châu Âu là đối tác chủ lực trả 1,7 tỉ USD cho FIFA để được độc quyền phát hình trực tiếp toàn bộ các trận đấu vòng chung kết.

+ Tiền tài trợ: Hơn 2 tỉ USD do sáu đối tác hạng A và tám đối tác hạng B cung cấp. Sáu đối tác hàng đầu là Adidas, Coca Cola, Hàng không Emirates, Hyundai, Sony, Visa và tám đối tác phụ gồm Budweiser, Castrol, Continental, Johnson & Johnson, McDonald, Moy Park, Oi, Yimgli. Chưa kể số nhà tài trợ nội địa Brazil cũng được thêm khoảng 128 triệu USD.

+ Vé bán nhiều nhất: Đã bán hết 3 triệu vé được xem là nhiều nhất từ trước đến nay theo như sự xác nhận của Tổng Thư ký FIFA - J. Valcke. Không kể khán giả trong nước, ước đoán còn đến 600.000 khách du lịch hạ cánh xuống xứ sở Samba nhân ngày hội bóng đá.

Đáng chú ý, hầu hết khoản thu nhập kể trên của FIFA đều được Brazil miễn thuế, bởi đó là một điều kiện để được trao cho họ vai trò chủ nhà. Điều này càng làm dân Brazil nổi giận chống World Cup cho dù FIFA có “lại quả” ít nhiều cho Brazil!

HUY KHANH

 

FIFA trở thành cái máy kiếm tiền từ World Cup

World Cup 2014: Kỷ lục về kinh phí ảnh 2
 

Cứ mỗi mùa World Cup, FIFA lại hốt bạc nhờ sức hút của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Phần lớn khoản thu từ tiền bản quyền truyền hình và các thương quyền khai thác quanh World Cup. Nhờ thế mà các đội được ăn chia cũng nhiều hơn và tiền thưởng cho đội vô địch cũng cao hơn. Tuy nhiên, miếng bánh lớn vẫn thuộc về FIFA được xem là cái máy đếm tiền ở mỗi kỳ World Cup…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm