World Cup 2022: Bí ẩn Qatar

(PLO)- Qatar giành quyền đăng cai là ngạc nhiên lớn của giới chuyên môn vì đã phá vỡ nhiều quy luật và điều kiện đối với chủ nhà trước đó nên họ càng nỗ lực để có một World Cup ấn tượng nhất.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 20-11, khai mạc World Cup đầu tiên được tổ chức ở thế giới Ả Rập với trận đấu Qatar - Ecuador. Đấy cũng là đỉnh điểm trong chiến dịch phi thường của Qatar đưa World Cup về Doha và chủ nhà đã chi hàng trăm tỉ USD để xây dựng các sân vận động, cơ sở hạ tầng ấn tượng nhất trong các kỳ World Cup.

Qatar từng vô địch châu Á nhưng vẫn bị đánh giá là đội bóng yếu nhất và dễ bị loại nhất. Ảnh: AFC

Qatar từng vô địch châu Á nhưng vẫn bị đánh giá là đội bóng yếu nhất và dễ bị loại nhất.
Ảnh: AFC

Qatar đã chi tiêu rất xa hoa cho việc chuẩn bị World Cup. Các sân vận động mới có giá hơn 6,5 tỉ USD và hệ thống đường sắt đô thị không người lái với mức giá 36 tỉ USD phục vụ năm trong số tám địa điểm thi đấu World Cup. Ước tính tổng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Qatar để chuẩn bị cho World Cup đã lên hơn 200 tỉ USD.

Do Qatar tổ chức gọn trong phạm vi tám sân bóng có bán kính không quá 50 km, lại chưa bao giờ đón lượng du khách quá lớn như World Cup nên các nhà tổ chức đã giải quyết nỗi lo thiếu chỗ ở cho 1,2 triệu fan bằng cả phương án sử dụng ba tàu du lịch làm khách sạn nổi.

Nhưng điều lo ngại nhất về chuyên môn là sự kiện World Cup diễn ra ở một quốc gia sa mạc nên buộc phải quy hoạch lại lịch bóng đá quốc tế chưa từng có. Các cầu thủ đang căng thẳng với giải quốc gia khiến nhiều người chấn thương thì quay về gấp cùng đội tuyển đá World Cup vào… mùa đông ở châu Âu mà vẫn bị cái nóng sa mạc đe dọa.

Vì Qatar là chủ nhà không phải qua đấu loại nên đã xin tham gia một số cuộc chơi làm nóng như kiểu học dự thính. Năm 2019, Qatar được đặc cách tham dự Copa America.

Qatar là quốc gia có nền bóng đá kém nhất trong lịch sử các quốc gia đăng cai World Cup. Thế nên chủ nhà chỉ mong vượt qua vòng bảng mà ở đó họ lần lượt gặp Ecuador (trận khai mạc ngày 20-11), Senegal (25-11), Hà Lan (29-11).

Qatar chấp nhận mình là đội bóng yếu nhất và cũng không kỳ vọng có lượng khán giả cổ vũ như Nhật Bản hay Hàn Quốc năm 2002. Danh hiệu bóng đá lớn đầu tiên của Qatar là chỉ để thủng lưới một bàn và đánh bại đội bóng từng bốn lần vô địch Nhật Bản 3-1 trong trận chung kết cúp châu Á. Dẫn dắt đội tuyển Qatar là ông thầy người Tây Ban Nha Felix Sanchez, cựu HLV đội trẻ Barcelona.

Vì Qatar là chủ nhà không phải qua đấu loại nên đã xin tham gia một số cuộc chơi làm nóng như kiểu học dự thính. Năm 2019, Qatar được đặc cách tham dự Copa America, nơi họ được xếp vào bảng B cùng với Argentina, đội đứng thứ ba, Colombia và Paraguay. Các cầu thủ châu Á đã nhanh chóng bị loại sau khi xếp cuối bảng với 1 điểm duy nhất sau trận hòa 2-2 với Paraguay trong trận mở màn.

Bù lại, Qatar có được niềm vui khác là đánh bại Ai Cập trên chấm luân lưu để giành vị trí thứ ba tại cúp FIFA Ả Rập được tổ chức tại thủ đô Doha của họ.

Qatar là đội không có cầu thủ thi đấu ở nước ngoài khi thành phần gồm các cầu thủ được chọn từ giải đấu địa phương chơi ở giải Qatar Stars League. Ngôi sao của đội là cầu thủ chạy cánh trái lắt léo Akram Afif. Cầu thủ 25 tuổi này từng đoạt danh hiệu xuất sắc nhất châu Á 2019 sau khi ghi một bàn thắng và 10 pha kiến ​​tạo đưa Qatar đến chức vô địch châu lục.

Akram Afif cũng là cầu thủ hiếm hoi trước đây thi đấu ở nước ngoài khi đầu quân cho đội bóng La Liga Villarreal và cũng đã chơi cho KAS Eupen ở giải vô địch quốc gia Bỉ.•

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm