Đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu

Sáng 14-6, Hội đồng Tiền lương Quốc gia nhóm họp kín phiên thứ nhất để bàn về tăng lương tối thiểu vùng năm 2020, dưới sự chủ trì của ông Doãn Mậu Diệp, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH.

Tổng liên đoàn: Tăng 8% hoặc 7,06%

Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN, đại diện người lao động (NLĐ)), cho biết lương tối thiểu vùng năm 2018 mới đáp ứng khoảng 95% nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ.

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội có những khởi sắc, dự kiến GDP tăng khoảng 7%, CPI tăng khoảng 4% và năng suất lao động tăng khoảng 5%. Bên cạnh đó, Nghị quyết 27 đến năm 2020 tiền lương tối thiểu phải đáp ứng mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Đây là mục tiêu được đặt ra nhiều lần nhưng chưa thực hiện được.

“Vì vậy, Tổng LĐLĐVN đề xuất hai phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2020. Phương án 1 với mức tăng 180.000-380.000 đồng (8%) so với lương tối thiểu năm 2019, tức tăng bình quân 8,1%. Phương án 2 với mức tăng thấp hơn, 160.000-330.000 đồng (tăng 7,06%, tùy từng vùng)…” - ông Quảng nói.

Đại diện NLĐ cũng cho rằng điểm mấu chốt trong việc xác định đàm phán năm nay là việc xác định tỉ lệ nhu cầu lương thực và phi lương thực trong “giỏ” mức sống tối thiểu của NLĐ. Hiện nay, Tổng LĐLĐVN có hai cách tính khác với bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Phiên họp kín đầu tiên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Ảnh CTV

Trong khi đó, trước khi diễn ra cuộc họp, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), cho biết các hiệp hội doanh nghiệp (DN) đề xuất lương tối thiểu vùng năm 2020 giữ nguyên như hiện hành, không cần tăng để giữ sức cho DN, tăng khả năng cạnh tranh.

Tuy nhiên, ông Phòng cũng nói: “Chúng tôi sẽ lắng nghe, phân tích để có những con số phù hợp để nếu có tăng thì sẽ nằm trong khả năng chi trả, sức chịu đựng của DN và tăng khả năng cạnh tranh của DN”.

Theo đại diện VCCI, về cơ bản, các DN đã trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2019 được đề xuất tăng là 5,3%. Cụ thể, 72,5% DN đã điều chỉnh tăng trên 6%; 2,1% DN tăng 5,9%; đồng thời việc điều chỉnh lương tối thiểu chỉ có ý nghĩa là điều chỉnh các phần có liên quan chứ không có ý nghĩa nhiều đối với mức lương tối thiểu của NLĐ.

“Tăng lương tối thiểu đang làm tăng các chi phí của DN trong bối cảnh phải cắt giảm nhiều chi phí để cạnh tranh. Qua năm tháng đầu năm, cả nước có 54.000 DN được thành lập mới thì có trên 20.000 DN “thoát ly” khỏi thị trường, trong đó có 7.000 DN đã hoàn thành xong thủ tục giải thể” - ông Hoàng Quang Phòng dẫn chứng.

Chưa có sự thống nhất

Sau khi kết thúc phiên họp, VCCI đề xuất mức tăng 2%. Tổng LĐLĐVN vẫn giữ nguyên quan điểm. Như vậy, khoảng cách giữa đại diện NLĐ và sử dụng lao động còn xa nhau.

Theo ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, đây là cuộc họp đầu tiên để đại diện các bên nêu quan điểm, trình bày các nghiên cứu, phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu. Nhưng ông cũng cho rằng các đánh giá của Quốc hội cho thấy kinh tế có khởi sắc, tuy nhiên cần có đánh giá về tình hình “sức khỏe” của DN.

Cũng theo ông Diệp, việc xác định mức lương tối thiểu cần được bàn bạc kỹ lưỡng vì liên quan rổ hàng hóa, giá cả, tỉ trọng chi phí… trong bối cảnh thu nhập còn thấp. Trong phiên họp đầu tiên, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ nghe báo cáo của bộ phận kỹ thuật, thành viên đến từ ba bên: Nhà nước, NLĐ, chủ sử dụng lao động để có những số liệu, phương án làm cơ sở thống nhất mức lương tối thiểu.

“Chắc chắn Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ phải họp thêm 1-2 phiên nữa để các bên thương lượng, trao đổi đi đến thống nhất mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2020. Phấn đấu trong tháng 7-2019 chốt được mức lương tối thiểu vùng năm 2020 để trình Chính phủ” - ông Diệp nói.

Được biết tại phiên họp, bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương đưa ra ba phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2020.

Cụ thể, phương án 1 tăng bình quân 4,9% so với lương tối thiểu vùng hiện hành, tức tăng 120.000-200.000 đồng. Phương án 2 tăng bình quân 4%, tức tăng 70.000-170.000 đồng, tùy từng vùng. Phương án 3 tăng bình quân 6%, tức 140.000-240.000 đồng, tùy từng vùng. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

(PLO)- Những tuần làm việc đầu năm, nhiều người trẻ đối mặt với hội chứng “căng thẳng sau mùa lễ hội” bởi dư âm của kỳ nghỉ Tết và du xuân còn đọng lại, cộng với áp lực công việc, cuộc sống khiến không ít người lo lắng, căng thẳng mệt mỏi.

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

(PLO)- Vừa qua, Công ty Cổ phần Du Lịch Thương Mại & Xây Dựng Trân Châu (thành viên Tập đoàn KN Holdings) đã tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu cà phê TACERLA COFFEE và khai trương nhà rang xay cà phê tại Khu du lịch và nghỉ dưỡng Trân Châu Beach & Resort tọa lạc tại TT. Phước Hải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

(PLO)- Chiến dịch truyền thông với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời” kêu gọi toàn dân, chính quyền địa phương và các ban ngành cùng hành động vì động vật hoang dã.