Thành Điện Hải được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Ngày 25-12, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2082/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 8) năm 2017. Cùng với chín di tích khác trên cả nước, Thành Điện Hải (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đã chính thức được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Như vậy, tính đến thời điểm này, cả nước đã có 95 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, ngày 5-12, Hội đồng Di văn văn hóa quốc gia gồm 25 giáo sư đầu ngành văn hóa - lịch sử đã bỏ phiếu 100%, thống nhất đề nghị Thủ tướng ra Quyết định công nhận Thành Điện Hải là Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia đặc biệt.

Thành Điện Hải được hoàn thành vào năm 1813 (năm Gia Long thứ 12), nằm gần phía biển để kiểm soát tàu thuyền ra vào và trấn giữ Đà Nẵng. Đây là di tích có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng, là biểu tượng về lòng yêu nước, sự anh dũng, quả cảm của quân và dân Đà Nẵng trong những năm kháng Pháp 1858-1860.

Thành Điện Hải được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 1
Thành Điện Hải được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: TÂM AN

Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài, di tích này đã bị xâm hại nặng nề, xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, đầu năm 2017, UBND TP Đà Nẵng chủ trương giải tỏa, di dời 80 hộ dân sống xung quanh bờ tường phía Tây, dừng hẳn công trình xây dựng Trung tâm lưu trữ ở phía Bắc và phê duyệt Luận chứng kinh tế - kỹ thuật trùng tu, tôn tạo và phục hồi Thành Điện Hải gồm hai giai đoạn.

Theo đó, giai đoạn 1 (2017-2019) tiến hành giải phóng mặt bằng, di dời toàn bộ số hộ dân ra khỏi thành Điện Hải. Đồng thời tháo dỡ các yếu tố kiến trúc không nguyên gốc, phục hồi kè, hào như nguyên trạng, xây dựng công viên, cây xanh, bãi đỗ xe… tạo không gian đệm cho di tích.

Giai đoạn 2 (2019-2021) di dời Bảo tàng Đà Nẵng ra khỏi Thành Điện Hải và tiến hành tôn tạo, phục hồi các yếu tố gốc trong khu vực nội thành gồm những công trình đã có ở Thành trong lịch sử như nhà kho, kho thuốc súng, kỳ đài, vọng lâu… và nghiên cứu xây dựng không gian tưởng niệm các anh hùng, nghĩa sĩ đã hy sinh, xây dựng các khu phụ trợ phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích.

Đừng bỏ lỡ

Trung Quốc lên tiếng về đàm phán Nga-Mỹ

Trung Quốc lên tiếng về đàm phán Nga-Mỹ

(PLO)- Lên tiếng sau cuộc đàm phán Nga-Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình Nga-Ukraine, song lưu ý thế giới cũng cần quan tâm các điểm nóng khác.

Đọc thêm

Thí điểm 'Đề án hạnh phúc', nhân viên được làm việc với thời gian linh hoạt

Thí điểm 'Đề án hạnh phúc', nhân viên được làm việc với thời gian linh hoạt

(PLO)- Theo bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới cho hay Sở LĐ-TB&XH TP.HCM triển khai Đề án Hạnh phúc nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, hướng đến môi trường làm việc nhân văn và linh hoạt về giờ giấc. 

Video: Chàng trai đam mê 'tái sinh' nghệ thuật pháp lam

Video: Chàng trai đam mê 'tái sinh' nghệ thuật pháp lam

(PLO)- Lặng lẽ nhưng bền bỉ, anh Trương Thanh Tùng (ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã dành trọn 5 năm để hồi sinh nghệ thuật pháp lam – loại hình nghệ thuật từng được xem là di sản cung đình, nay đứng trước nguy cơ mai một.