Xung đột Ukraine đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên chiến đấu bằng trực thăng?

(PLO)- Sức tàn phá của máy bay không người lái và các vũ khí di động hạng nhẹ đã khiến giới phân tích tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của các loại khí tài quân sự hạng nặng trên chiến trường hiện đại, bao gồm trực thăng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thời điểm Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, nhiều người dự đoán Nga sẽ giành được chiến thắng chóng vánh. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy điều ngược lại. Xung đột đã kéo dài 4 tháng với tổn thất hàng nghìn quân và hàng trăm máy bay, phương tiện ở hai bên, theo trang Business Insider.

Từ cuộc xung đột này có thể đánh giá được sức tàn phá của máy bay không người lái cũng như các loại vũ khí di động hạng nhẹ khác. Thực tế này đã thúc đẩy cuộc tranh luận mới về điểm yếu của các khí tài quân sự hạng nặng trên chiến trường hiện đại.

Trong các loại vũ khí hạng nặng nói trên có trực thăng - một phần từng không thể thiếu trong nhiều kế hoạch cơ động và chiến đấu của quân đội.

Sự kết thúc của kỷ nguyên trực thăng?

Trên tạp chí Aviation Week, ông Sash Tusa - nhà phân tích hàng không và quốc phòng, cho rằng những tiến bộ công nghệ về cảm biến và vũ khí phòng không được trình diễn trên chiến trường Ukraine là bằng chứng cho thấy việc tấn công bằng máy bay và trực thăng đang dần kém khả thi hơn.

Xung đột Ukraine đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên chiến đấu bằng trực thăng? ảnh 1

Quân đội Ukraine lục soát một máy bay Nga rơi gần thủ đô Kiev. Ảnh: GETTY IMAGES

Trong những giờ đầu của chiến dịch quân sự, lính không quân ưu tú của Nga đã cố gắng giành quyền kiểm soát căn cứ không quân Hostomel gần thủ đô Kiev với một cuộc không kích. Hàng chục trực thăng vận tải Mi-8 do trực thăng tấn công Ka-52 Alligator hộ tống, đã đưa một lượng lớn lính dù tấn công đến sân bay Hostomel (Ukraine).

Một chiếc trực thăng Nga rơi xuống cánh đồng phía đông TP Kharkiv, Ukraine, ngày 16-5. Ảnh: GETTY IMAGES

Một chiếc trực thăng Nga rơi xuống cánh đồng phía đông TP Kharkiv, Ukraine, ngày 16-5. Ảnh: GETTY IMAGES

Cuối cùng, cuộc không kích của Nga đã thất bại, vì quân đội Nga không thể tăng viện trợ cho các lực lượng theo sau và Ukraine đã phản công bằng vũ lực.

Sự thất bại của mục tiêu này đó "lẽ ra phải là một cú sốc đối với nhiều nhà quan sát" - ông Tusa viết.

Ông nói thêm rằng việc Ukraine sử dụng pháo và tên lửa phòng không vác vai đã cản trở các nỗ lực tiếp viện của Nga tại sân bay Hostomel và đã ngăn cản trực thăng của Nga trong phần lớn cuộc xung đột.

Chiến tranh trực thăng quá mạo hiểm

Theo Business Insider, không phận Ukraine đầy rẫy những mối đe dọa đối với máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng.

Các hệ thống vũ khí phòng không tầm xa và tầm trung, chẳng hạn như S-200, S-300 và S-400, đang khiến các chuyến bay tầm cao trở nên nguy hiểm cho cả hai bên. Đồng thời, các hệ thống phòng không cơ động cũng khiến các máy bay khó tồn tại nếu bay cách mặt đất ít hơn 3.048 m. Lực lượng Ukraine đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn hạ các trực thăng bay thấp của Nga.

Một trực thăng quân sự của Ukraine bay lượn trong một cuộc triển lãm gần Kiev, ngày 8-11- 2021. Ảnh: UKRINFORM

Một trực thăng quân sự của Ukraine bay lượn trong một cuộc triển lãm gần Kiev, ngày 8-11- 2021. Ảnh: UKRINFORM

Theo báo cáo, Nga đã mất gần 200 trực thăng. Tổn thất của máy bay Ukraine là không chắc chắn nhưng có khả năng cũng ở mức cao. Có một số yếu tố đằng sau thiệt hại nặng nề của tài sản cho cả hai bên.

Thứ nhất, hầu hết các hoạt động của máy bay ở Ukraine đều diễn ra trong ngày. Nga và Ukraine đều không có khả năng bay trong đêm, vì vậy họ phải chấp nhận rủi ro khi bay ban ngày. Ngoài ra, không bên nào có các biện pháp đối phó đủ hiệu quả có thể giúp máy bay của mình chống lại các mối đe dọa có thể xảy tới.

"Họ không có thiết bị cập nhật về khả năng sống sót của máy bay hoặc công nghệ chiến tranh điện tử và các biện pháp đối phó" - theo ông Greg Coker, phi công chuyên lái máy bay AH-6 Little Bird, người từng có 30 năm phục vụ trong quân đội Mỹ.

Tuy nhiên, công nghệ sẽ có lúc thất bại, và các phi công cần phải chuẩn bị để né tránh hỏa lực phòng không bằng cách sử dụng tốc độ và địa hình.

"(Nếu) không sử dụng địa hình để bảo vệ mình, bạn phải bay thấp và nhanh, liên tục đổi hướng" - theo ông Coker.

Thứ hai, các hệ thống bắn vác vai cơ động đang được sử dụng ở Ukraine - bao gồm FIM-92 Stinger do Mỹ sản xuất, vốn nổi tiếng vì đã gây ra những tổn thất lớn cho Liên Xô ở Afghanistan trong những năm 1980 - lại đặc biệt hiệu quả.

Trong trường hợp không có khả năng bay đêm thành thạo, các phi công Ukraine và Nga có thể áp dụng một số chiến thuật, kỹ thuật và quy trình để tăng khả năng sống sót.

"Họ nên tận dụng địa hình có sẵn hoặc bay đến độ cao cho phép trực thăng nằm ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng thủ của đối phương - có lẽ là 1.524 m" - ông Coker nói.

Ông nói thêm rằng "việc phối hợp hỏa lực với lực lượng mặt đất, và việc ngừng sử dụng máy bay trực thăng cho tới khi thực sự cần nó, sẽ có ích".

Ông Coker kết luận, chắc chắn xung đột ở Ukraine đang cung cấp những bài học quan trọng cho mọi quân đội, kể cả Mỹ. Trong một cuộc xung đột gần như ngang hàng với Trung Quốc hoặc Nga, các máy bay trực thăng của Mỹ sẽ phải hoạt động hiệu quả trong các môi trường chiến đấu mà đối thủ có khả năng phòng không mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm