Nơi nào trên Trung Quốc tin tặc 'ghé thăm' nhiều nhất?

Nơi nào tại Trung Quốc tin tặc "ghé thăm" nhiều nhất?

Rising, hãng phát triển phần mềm chống virus của Trung Quốc cho biết tỉnh Quảng Đông là địa phương tại Trung Quốc hứng chịu nhiều vụ tấn công mạng nhất. Xếp ngay sau đó lần lượt là thủ đô Bắc Kinh và tỉnh Sơn Đông. 

Theo báo cáo của hãng Rising công bố hồi tuần trước, Quảng Đông - tỉnh đông dân nhất Trung Quốc, hứng chịu hơn 4,55 triệu đợt tấn công của tin tặc chỉ trong vòng sáu tháng qua.

Các nhóm tin tặc chủ yếu sử dụng phương thức "phising", tạo những trang mạng giả mạo để đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng mạng.

Chủ yếu các trang mạng giả mạo lừa thành công người dùng ở Quảng Đông và Bắc Kinh là các trang mạng quảng cáo đánh bạc. Trong khi đó, hơn 90% các nạn nhân bị trộm thông tin ở Hắc Long Giang lại bị nhử vào các trang mạng có nội dung khiêu dâm. 

Quảng Đông, Bắc Kinh và Sơn Đông là 3 chiến trường lớn nhất
Các tỉnh Quảng Đông, Bắc Kinh và Sơn Đông là ba chiến trường lớn nhất của tin tặc tại Trung Quốc.

Theo SCMP, tin tặc Trung Quốc đã tạo hơn 4 triệu đường dẫn URL "độc" để dẫn người dùng Internet đến các trang mạng giả này. Toàn bộ số đường dẫn này được tạo ra chỉ trong vòng sáu tháng đầu năm 2016.

Hơn 1/2 các đường dẫn URL này bắt nguồn từ Thiên Tân. Các "địa chỉ đen" kế tiếp trên bảng xếp hạng là Bắc Kinh và Hong Kong.

Tuy nhiên, lượng đường dẫn URL độc hại cao nhất là từ Mỹ. Hãng Rising tuyên bố đã chặn hơn 68 triệu đường dẫn lừa đảo trên toàn cầu trong sáu tháng qua, với 1/2 số này có nguồn gốc từ Mỹ. 

Michael Gazaley, chuyên gia an ninh mạng tại Hong Kong, cho biết: "Phần lớn băng thông Internet của thế giới nằm tại Mỹ và Trung Quốc. Không có gì quá bất ngờ khi các vụ tấn công mạng chủ yếu bắt nguồn từ hai quốc gia này".

Ông cũng cho biết quy mô các vụ tấn công mạng cũng chịu tác động từ các yếu tố như tốc độ và độ rộng băng thông, cũng như mức độ an ninh mạng tại các thành phố. 

Cảnh giác phần mềm tống tiền

Chiêu thức được tin tặc sử dụng chủ yếu tại Trung Quốc là "Phising"
Chiêu thức được tin tặc sử dụng chủ yếu tại Trung Quốc là "Phising" - các trang web giả mạo chiếm thông tin người dùng.

Theo Gazaley, một trong những chiêu trò đáng báo động nhất trong cuộc chiến với tin tặc Trung Quốc là các phần mềm tống tiền. Những phần mềm này thường được lan truyền thông qua các tập tin đính kèm trong các email lừa đảo. 

"Một khi được mở, các phần mềm tống tiền này sẽ lập tức mã hóa toàn bộ các tập tin trong máy tính của nạn nhân. Sau đó tin tặc sẽ gửi đề nghị nạn nhân phải trả tiền chuộc lại các dữ liệu bị mã hóa. Cách thức này khác xa những chiêu tấn công trước kia. Các tin tặc thường chỉ đột nhập vào máy tính rồi xóa các phần mềm cài đặt hoặc đánh cắp dữ liệu". 

Theo hãng Rising, tỉnh An Huy là tỉnh chịu nhiều vụ tấn công đòi tiền chuộc nhất. Trong nửa đầu năm 2016, đã có hơn 500.000 vụ tấn công an ninh mạng sử dụng chiêu thức này tại địa phương. Theo sau An Huy là các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang và Bắc Kinh. 

Smartphone: Vùng săn mới

ác phần mềm mã hóa tống tiền người dùng
Chiêu thức tấn công mạng đáng báo động nhất tại Trung Quốc hiện nay là các phần mềm mã hóa tống tiền người dùng.

Số lượng các cuộc tấn công mạng nhắm vào các thiết bị di động cũng đang tăng mạnh tại Trung Quốc. Số loại virus lan truyền qua điện thoại di động đã tăng hơn 155% trong sáu tháng qua, theo báo cáo của Rising.

Trung Quốc có 688 triệu người dùng Internet. Trong đó, gần 90% lên mạng bằng điện thoại. Con số này biến phân khúc điện thoại thông minh thành một "vùng săn" mới đầy lý tưởng cho các tin tặc Trung Quốc.

Hãng phát triển phần mềm bảo mật Qihoo 360 cho biết mỗi ngày có khoảng 679.000 điện thoại với hệ điều hành Android của Trung Quốc bị nhiễm phần mềm độc hại.

Các rủi ro an ninh mạng khác mà người dùng smartphone tại Trung Quốc phải đối mặt bao gồm: Các trang web giả mạo, các cuộc gọi và tin nhắn "spam" quấy rối. Trên toàn Trung Quốc, tỉnh Quảng Đông tiếp tục là địa phương đứng đầu danh sách "thương vong" với số người dùng điện thoại bị tấn công mạng cao nhất nước.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.