10 lưu ý cho F0 điều trị tại nhà theo hướng dẫn mới nhất

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc

Hiện nay TP.HCM đang dần mở cửa trở lại trên tinh thần thích ứng linh hoạt, sống chung với COVID-19. Họ hàng nhà tôi có một số người đang là F0 điều trị tại nhà. Cho tôi hỏi việc cách ly, điều trị F0 tại nhà trong tình hình mới cần lưu ý những gì và thực hiện ra sao?

Bạn đọc Do Ngoc (Anhngoc...@gmail.com)

Luật sư Nguyễn Văn NhànĐoàn Luật sư TP.HCM, trả lời:

Theo hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 (phiên bản 1.6) ban hành kèm Công văn 8728 của Sở Y tế TP.HCM ban hành ngày 23-11-2021. Thì khi cách ly tại nhà F0 cần làm những việc sau:

1. Không bi quan, giữ tâm lý luôn thoải mái. Khi gặp khó khăn, liên hệ nhân viên y tế để được tư vấn từ xa.

2. Tự theo dõi sức khỏe: Đo thân nhiệt, đếm nhịp thở, đo SpO2 (nếu đo được) ít nhất hai lần một ngày, hoặc khi cảm thấy mệt, khó thở.

3. Mang khẩu trang liên tục, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.

4. Rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

5. Thường xuyên tập thở, vận động nâng cao sức khỏe.

6. Uống đủ nước hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy. Không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường trái cây tươi, rau xanh.

7. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 01 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Y tế HCM” hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe.

8. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; thường xuyên làm vệ sinh các bề mặt, vật dụng, nhà vệ sinh.

9. Thường xuyên sát khuẩn tay; khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo... Phân loại chất thải đúng quy định.

10. Có số điện thoại của nhân viên y tế cơ sở đang quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ; tổng đài “1022" hoặc Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận, huyện.

F0 cách ly tại nhà khi nào cần đưa đi cấp cứu

Khi F0 cách ly tại nhà có các dấu hiệu chuyển nặng, Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà hướng dẫn, xử trí cấp cứu cho người bệnh, đồng thời liên hệ Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận, huyện, thành phố Thủ Đức để được hỗ trợ xử trí cấp cứu và chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất.

Dấu hiệu chuyển nặng:

- Đối với người lớn: Khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 25 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 < 94%.

- Đối với trẻ em: Thở nhanh theo tuổi (1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút, 5-12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, ≥ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút), cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống, tím tái môi đầu chi, SpO2 < 95% (nếu có đo).

Công văn 8728 của Sở Y tế TP.HCM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm