12 lỗi dễ bị xử phạt hành chính và tước giấy phép kinh doanh vận tải

(PLO)- Thanh tra Sở GTVT TP.HCM đã chỉ ra 12 lỗi thường gặp của các đơn vị kinh doanh vận tải dễ bị xử phạt hành chính và tước giấy phép kinh doanh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thanh tra Sở GTVT TP.HCM cho biết qua công tác kiểm tra việc chấp hành quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ghi nhận còn một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.

Video: 12 lỗi dễ bị xử phạt hành chính và tước giấy phép kinh doanh vận tải

Các lỗi trên khiến các đơn vị kinh doanh vận tải bị xử phạt hành chính tước giấy phép kinh doanh vận tải.

Cụ thể gồm:

Thứ nhất là người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải không đảm bảo theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT: “Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên”.

đơn vị vận tải bị xử phạt hành chính
Thanh tra Sở GTVT TP.HCM chỉ ra 12 lỗi thường gặp ở các đơn vị vận tải dễ bị xử phạt và tước giấy phép kinh doanh. Ảnh: NHƯ NGỌC

Trường hợp vi phạm trên sẽ phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải. Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải từ 1-3 tháng.

Thứ hai là nơi đỗ xe không đảm bảo theo quy định. Trường hợp này bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng.

Thứ ba, không có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định hoặc có nhưng bộ phận này không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định. Đơn vị vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 - 12 triệu đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải từ 1-3 tháng.

Thứ tư, không nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định (do thay đổi nội dung thông tin của người đại diện pháp luật, trụ sở của đơn vị) tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

Thứ năm là không xây dựng, cập nhật thông tin (bảo dưỡng phương tiện) việc quản lý lý lịch phương tiện theo quy định Phụ lục 1 Thông tư số 12/2020/TT của Bộ GTVT.

Thứ sáu, không xây dựng và thực hiện các nội dung của Quy trình đảm bảo an toàn giao thông. Đối với hành vi vi phạm này, đơn vị đó sẽ bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải từ 1-3 tháng.

Thứ bảy là không thực hiện thông báo nội dung tối thiểu của Hợp đồng vận chuyển hành khách trước khi thực hiện Hợp đồng vận chuyển hành khách theo hợp đồng, gửi về Sở GTVT theo quy định.

Thứ tám, không có Hợp đồng vận chuyển hành khách, danh sách hành khách theo hợp đồng.

Thứ chín, không lập, cập nhật đầy đủ các nội dung quy định (Quản lý lý lịch hành nghề của lái xe) về quá trình hoạt động của lái xe.

Thứ 10, không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe theo quy định hoặc có tổ chức khám nhưng không đầy đủ các nội dung theo quy định. Trường hợp này, đơn vị kinh doanh vận tải sẽ bị phạt tiền từ 14-20 triệu đồng.

Thứ 11, điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định - Tài xế vi phạm thời gian lái xe liên tục (quá 4 giờ) và vi phạm thời gian tài xế làm việc trong ngày (quá 10 giờ).

Thứ 12, không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi điều khiển xe ô tô chở khách.

Trường hợp này sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với lái xe và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm