3 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất

(PLO)- Nhu cầu tuyển dụng trong quý III - 2024 liên tục tăng cao ở các ngành lao động phổ thông, dệt may và da giày, thực phẩm và đồ uống.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý III- 2024, 3 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất ở các ngành lao động phổ thông, dệt may và da giày, thực phẩm và đồ uống.

Việc tìm người nhiều hơn người tìm việc

Riêng trong tháng 10, thống kê nhu cầu người tìm việc – việc tìm người trên Cổng thông tin việc làm TP.HCM cho thấy trung tâm tiếp nhận 7.526 người đăng ký tìm việc, trong khi đó, có 9.493 vị trí việc làm mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.

Lao động phổ thông tiếp tục dẫn đầu nhu cầu tuyển dụng với 4.828 vị trí, chiếm 50,86% tổng số tuyển dụng.

nhu cầu tuyển dụng - T10..jpg
3 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong tháng 10. Ảnh: HẢI NHI - Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM

Ngành dệt may và da giày theo sau với 1.427 vị trí, chiếm 15,03%. Xếp thứ ba là ngành thực phẩm và đồ uống, với 1.362 vị trí cần tuyển nhưng chỉ có 563 người tìm việc, chiếm 14,35% nhu cầu.

nhu cầu tuyển dụng.jpg
Người lao động tham gia tư vấn tuyển dụng tại Ngày hội việc làm quận 1 - lần 2 năm 2024 tại Đường sách TP.HCM. Ảnh minh họa: HẢI NHI

Tương tự, trong tháng 9, báo cáo cho thấy nhóm lao động phổ thông với 5.686 vị trí tuyển dụng, chiếm 56,31% nhưng chỉ có 2.710 người tìm việc, chiếm 30,75%.

Ngành da giầy và may mặc với 1.289 vị trí tuyển dụng chiếm 12,77% nhưng chỉ có 1.072 người tìm việc, chiếm 11,48%.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở ngành thực phẩm, đồ uống. Dù ngành này có 1.124 vị trí được tuyển dụng, chiếm 11,13% nhưng chỉ có 405 người tìm việc trong lĩnh vực này chiếm 4,6%.

nhu cầu tuyển dụng - T9..jpg
3 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong tháng 9. Ảnh: HẢI NHI - Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM

Ngoài ra, trong tháng 8 nhóm lao động phổ thông có nhu cầu tuyển dụng cao nhất với 5.433 vị trí, chiếm 55,1% tổng số nhu cầu tuyển dụng nhưng chỉ có 1.963 người tìm việc trong lĩnh vực này, gây thiếu hụt lớn.

Ngành dệt may và da giày đứng thứ hai về nhu cầu tuyển dụng với 1.324 vị trí 13,43%. Xếp thứ ba là ngành thực phẩm và đồ uống với 1.421 vị trí tuyển dụng 14,41% nhưng chỉ có 381 người tìm việc.

nhu cầu tuyển dụng - T8...jpg
3 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong tháng 8. Ảnh: Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM

Như vậy, trong quý III - 2024, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp thể hiện xu hướng rõ rệt khi phân bổ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong đó lao động phổ thông luôn chiếm tỷ lệ cao nhất.

Cụ thể, trong tháng 10, lao động kỹ thuật không bằng cấp dẫn đầu nhu cầu tuyển dụng với tỷ lệ 34,53%. Theo sau là lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 3 tháng, chiếm 21,49%; lao động có trình độ sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng, chiếm 9,33%.

Ở các vị trí yêu cầu trình độ cao hơn, lao động có trình độ trung cấp chiếm 16,05%, cao đẳng 10,61% và đại học ở mức thấp nhất với 7,98%.

Tháng 9 cũng ghi nhận nhu cầu tuyển dụng cao nhất đối với lao động kỹ thuật không yêu cầu bằng cấp, đạt tỷ lệ 39,7%. Lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 3 tháng chiếm 22,13%, trong khi sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng chiếm 7,45%. Các vị trí yêu cầu trình độ trung cấp chiếm 14,11%, cao đẳng 10,32%, và đại học 6,29%.

Trong tháng 8, tình hình có sự thay đổi nhẹ khi nhu cầu lao động kỹ thuật không bằng cấp giảm xuống 25,76% nhưng vẫn giữ vị trí dẫn đầu. Các lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 3 tháng chiếm 12,43%, trong khi sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng lại có nhu cầu cao hơn so với các tháng khác, đạt 18,19%.

Ở các trình độ cao hơn, lao động có trình độ trung cấp chiếm 12,44%, cao đẳng chiếm tỷ lệ khá cao với 18,27%, và đại học chiếm 12,91%.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm