Bạn có bao giờ cảm nhận được một số loại thực phẩm khi ăn vào chỉ khiến bạn đói thêm không? "Đói là kết quả của nhiều tương tác phức tạp xảy ra trong dạ dày, ruột, não, tuyến tụy và máu", TS Sue Decotiis - một bác sĩ hàng đầu chuyên về dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng ở Mỹ cho biết. Cũng theo tiến sĩ, có một số loại thực phẩm đem tới "hiện tượng no cảm giác" khiến bạn bị thôi thúc phải ăn nhiều hơn, ngay cả khi dạ dày của bạn đã đầy đủ.
Dưới đây là 11 loại thực phẩm không giúp bạn làm dịu cơn đói mà khiến bụng càng cồn cào hơn, theo Health.
1. Bột nhồi làm bánh và Bánh mì trắng
Loại bột trắng được sử dụng để làm các món bánh nướng này thường đã qua quá trình xử lý bỏ lớp vỏ cám bên ngoài, chỉ còn tinh bột gạo, điều này làm giảm lượng chất xơ của thực phẩm, khiến bạn bị đói thêm. TS Decotiis cũng nói rằng ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ khiến mức insulin tăng cao và bạn không thể no lâu. Ngoài ra, các món thạch, kem sữa trứng, socola cũng có tác dụng tương tự.
Ăn bánh mì trắng khiến bạn khó có thể no lâu. Ảnh: Internet
Tương tự như vậy, bánh mì trắng làm từ bột mì tinh chất kích thích chất insulin. Đây là loại thực phẩm gây hạ đường huyết cao độ, do đó nó được tiêu hóa nhanh và làm bạn ăn nhiều hơn mức định sẵn. Hãy chọn loại bột làm bánh có chứa cám để giữ bạn no lâu hơn.
Trong một nghiên cứu gần đây của Tây Ban Nha, các nhà nghiên cứu đã theo dõi thói quen ăn uống và trọng lượng của hơn 9.000 người và thấy rằng những người ăn hai hoặc nhiều phần bánh mì trắng mỗi ngày có khả năng bị béo phì hoặc béo phì nhiều hơn 40% trong thời năm năm so với những người ăn ít hơn.
2. Nước ép trái cây
Tuy cũng làm từ rau quả nhưng nước ép trái cây không có chất xơ và thường chỉ là một loại thức uống có đường. Chất xơ mới giữ cho bạn no lâu.
3. Đồ ăn nhẹ mặn
Theo nghiên cứu được công bố trong Alcohol & Alcoholism , chỉ cần ba ly rượu là hoocmon leptin, một loại hoocmon kiềm chế cảm giác đói, giảm xuống đến 30%. Các nhà khoa học phát hiện ra rượu tác động trực tiếp đến phần dưới đồi của não, kích thích phần này khiến chúng ta thèm khát được nạp nhiều calo hơn. "Rượu cũng có thể làm cạn kiệt lượng carbohydrate của cơ thể bạn (được gọi là glycogen) khiến bạn thèm ăn carbs để thay thế những gì đã mất" - TS Decotiis nói.
5. Mì ống trắng
Một khẩu phần mì ống trắng (Pasta) thường chỉ có nửa cốc mì ống khiến bạn không thể no được. Một bữa ăn thường của bạn là phải gấp tám lần số đó. Khi bạn nạp vào quá nhiều đường tinh chất, cơ thể bạn sẽ bị quá tải insulin làm giảm đường trong máu và khiến bạn có cảm giác đói hơn nữa.
6. Bột ngọt/ mì chính (MSG)
Càng dùng nhiều bột ngọt, bạn càng ăn nhiều. Ảnh: Internet
Khi bạn tiêu thụ một thực phẩm làm từ đường hóa học hay bỏ một viên đường nhân tạo vào cà phê, sẽ kích thích tế bào não khiến chúng mong chờ được tăng cường năng lượng (calo) như chất đường bình thường. Nhưng TS Decotiis cho rằng chất đường hóa học này không có tác dụng đó và cơ thể cố gắng bù đắp năng lượng thiếu hụt này, tạo ra cơn đói. Chất ngọt nhân tạo có thể đáp ứng vị giác của bạn nhưng không thể đánh lừa não bộ sản xuất dopamine là chất cho cảm giác thỏa mãn. Do đó, chất thay thế đường không thực sự là thay thế, mà còn khiến cơ thể bạn thèm đường hơn.
8. Pizza
Nghe có vẻ hơi bị trái ngược, nhưng thực chất ăn pizza sẽ khiến bạn đói thêm sau đó. Bánh Pizza thường được làm từ bột trắng nhào, dầu chưa bão hòa, pho mát chế biến và chất phụ gia bảo quản. Những thành phần này khiến đường trong máu giảm, sinh ra hormone kích thích phần điều tiết cảm giác đói của não bộ, TS Decotiis chia sẻ. Do đó, nếu bạn làm bánh pizza tại nhà với bột mì nguyên hạt, thịt nạc, rất nhiều rau và chỉ là một ít pho mát, bạn sẽ có bữa ăn nhiều chất xơ và protein, điều này có thể giảm cơn thèm ăn cho bạn trong vòng vài giờ.
9. Ngũ cốc trẻ em
Ngũ cốc trẻ em hay bất kỳ một loại bột ngũ cốc nào có hàm lượng đường cao và chất xơ thấp. Những loại thực phẩm này sẽ khiến đường trong máu tăng vào lúc đầu, rồi sau đó đột ngột hạ thấp. Cảm giác no ban đầu qua nhanh để bạn càng đói hơn. "Ăn một lượng carbohydrate cao như vậy vào buổi sáng khi nồng độ cortisol ở mức cao nhất là một cuộc tấn công đôi với sự trao đổi chất của bạn, mức cortisol cao có nghĩa là khả năng chuyển hóa đường ăn thấp, do đó đường huyết có thể tăng cao dẫn tới sự mệt mỏi và đói" - TS Decotiis nói. (Cortisol là một hormone steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận của bạn. Nó giúp cơ thể bạn sử dụng đường (glucose) và chất béo để tạo thành năng lượng và cortisol còn được cơ thể bạn sử dụng để phản ứng lại stress và các trường hợp nguy hiểm).