Tiêu thụ cà phê quá mức có thể làm tăng tỷ lệ sa sút trí tuệ

Cà phê là một loại đồ uống rất phổ biến trên toàn thế giới, có chứa caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Trong một nghiên cứu với 398.646 người tham gia từ Ngân hàng Biobank ở Anh, tiêu thụ nhiều cà phê (hơn 6 tách cà phê mỗi ngày) có liên quan đến tổng khối lượng não nhỏ hơn và tỷ lệ mất trí nhớ cao hơn 53%.

Nghiên cứu mới từ Đại học Nam Úc cho thấy rằng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ theo thời gian. Ảnh: NHẬT LINH

Tiến sĩ Kitty Pham, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Nam Úc (UniSA) cho biết: “Đây là cuộc điều tra sâu rộng nhất về mối liên hệ giữa cà phê, phép đo thể tích não, nguy cơ sa sút trí tuệ và nguy cơ đột quỵ - đây cũng là nghiên cứu lớn nhất xem xét dữ liệu hình ảnh thể tích não và một loạt các yếu tố gây nhiễu.”

“Tính đến tất cả các hoán vị có thể xảy ra, chúng tôi nhất quán nhận thấy rằng tiêu thụ nhiều cà phê hơn có liên quan đáng kể đến việc giảm khối lượng não. Về cơ bản, uống hơn 6 tách cà phê mỗi ngày có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về não như mất trí nhớ và đột quỵ”, tiến sĩ Kitty Pham nói.

Các phát hiện chỉ ra mối liên quan tuyến tính nghịch đảo giữa uống cà phê thường xuyên và tổng lượng chất xám của não, chất trắng và khối lượng hải mã. Ngoài ra, việc tiêu thụ ít nhất 6 tách cà phê mỗi ngày dẫn đến nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn gần 53% so với những người chỉ uống 2 tách mỗi ngày.

Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu, chúng ta nên uống 400mg cà phê mỗi ngày, nhiều nhất là khoảng 4 - 5 tách, đối với phụ nữ mang thai chỉ nên giới hạn ở mức tối đa 200mg mỗi ngày.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), sa sút trí tuệ là một tình trạng thoái hóa não làm suy giảm khả năng ghi nhớ, suy nghĩ hoặc đưa ra các quyết định hàng ngày. Ước tính có khoảng 5 triệu người trưởng thành từ 65 tuổi trở lên ở Mỹ mắc chứng sa sút trí tuệ vào năm 2014 và con số này dự kiến sẽ đạt gần 14 triệu người vào năm 2060. 

Theo Sci-news

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.