Hãy lắng nghe những gợi ý dưới đây của các chuyên gia khoa sản:
Hỏi: Tôi nghe nói đi máy bay lúc mang thai tăng nguy cơ sảy thai, điều này có đúng không?
Trả lời: Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc đi lại bằng đường hàng không không làm tăng nguy cơ sảy thai tuy nhiên những áp lực, sự căng thẳng trong thời gian đi lại có thể sẽ khiến bạn mệt mỏi và khó chịu hơn. Vì vậy, nếu thai kỳ của bạn không được khỏe mạnh, bạn nên cân nhắc trong việc đi lại trong dịp Tết.
Hỏi: Hiện tại tôi đang sống ở Mỹ, dịp Tết này tôi muốn trở về quê bằng máy bay, tôi cần lưu ý những gì?
Trả lời: Phụ nữ mang thai muốn đi lại bằng đường hàng không cần lưu ý những điều sau:
- Cho dù theo các bác sĩ, bà bầu có thể an toàn đi máy bay cho đến tuần thứ 36 nhưng nhiều hãng hàng không vẫn đòi hỏi bạn phải có giấy phép của bác sĩ (nếu bạn mang thai ở tháng thứ 8 hoặc 9) trước khi lên máy bay. Bạn nên lưu ý điều này để chuẩn bị đủ giấy tờ nói trên trước khi đặt vé bay.
- Khi đặt vé, nên lựa chỗ ngồi phía giữa khoang máy gần cánh máy bay để giảm thiểu dao động khi phi cơ rơi vào vùng nhiễu loạn áp suất, máy bay nhồi lên xuống.
Khi đi lại bằng máy bay, bà bầu cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước. (Ảnh minh họa)
- Lấy chỗ ngồi cạnh lối đi để dễ dàng đứng lên đi lại hoặc tới phòng vệ sinh. Ghế này cũng tương đối có khoảng trống để cử động cơ thể, chân tay.
- Hầu hết các bác sĩ khoa sản đều khuyên rằng bà bầu không nên đi xa quá bán kính 160km nếu mang thai trên 28 tuần. Nguyên nhân là vì nếu ngồi trên máy bay quá lâu rất dễ dẫn đến hiện tượng sinh non, tăng huyết áp và những cục máu đông trong các tĩnh mạch ở chân.
- Ghế ngồi phải được trang bị dây an toàn tuyệt đối để không gây rủi ro cho mẹ và baby. Bạn nhớ phải thắt dây an toàn dưới bụng và trên đầu bắp đùi để an toàn tuyệt đối.
- Khi bay, bạn nên lưu ý giành ra một chỗ để đi lại trên quanh cabin ít nhất 20-30 phút một lần. Nếu bạn có những chuyến bay dài, nên tập các động tác thể dục cho chân khoảng 15 phút/lần để tránh hiện tượng đông máu và giãn tĩnh mạch.
- Nên uống nhiều nước đặc biệt là nước trái cây, sữa trong suốt chuyến bay vì độ ẩm thấp trong cabin có thể làm bạn dễ mất nước.
- Nếu bạn đang có vấn đề gì với thai nhi hoặc có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đặt vé. Bạn cũng nên có một y tá đi kèm trong chuyến bay nếu bạn có thể sắp xếp được.
Hỏi: Tôi muốn đi du lịch nhiều nơi trong dịp Tết Nguyên đán này nhưng tôi đang mang thai. Tôi có nên đi lại nhiều bằng máy bay?
Trả lời: Bạn có thể đi nhiều nơi nhưng hãy chú ý một vài điều dưới đây:
- Bạn khó có thể được chăm sóc theo chế độ bảo hiểm nếu bạn mang thai qua tuần thứ 24.
Phụ nữ mang thai không nên đi những chuyến bay dài. (ảnh minh họa)
- Nếu bạn có một vài rắc rối trong thai kì như có nguy cơ sinh non, bạn không có nhiều lựa chọn nhưng có thể tới các bệnh viện địa phương. Tuy nhiên, những bệnh viện ở khu du lịch và các resort không thể bằng bệnh viện chuyên khoa ở nơi bạn sống được.
- Bạn có thể không chịu được những chuyến bay dài nếu bạn đang mang thai tháng thứ 5 hoặc thứ 6.
- Thai phụ không thể điều chỉnh được nhiệt độ của cơ thể một cách hiệu quả vì thế mà bạn có thể cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh ở nơi bạn tới.
- Du lịch ở những nước khác cũng có nghĩa là bạn phải sẵn sàng chịu đựng nguy cơ bị tiêu chảy, buồn nôn từ việc không thích hợp khẩu vị, thực phẩm bị nhiễm độc.
Tuy nhiên, theo chúng tôi bạn nên chọn đi một điểm du lịch nào đó nếu bạn muốn và không nên đi những chuyến bay dài.
Hỏi: Thời kỳ nào an toàn và nhiều rủi ro khi bay?
Trả lời: Theo các nhà chuyên môn y tế, an toàn nhất là từ tuần lễ 18-24 của thai kỳ. Sau 36 tuần lễ sẽ có nhiều rủi ro sinh trên máy bay. Ngoài ra ở thời kỳ cuối này mà mẹ mang thai đôi, bị tiểu đường, cao huyết áp, xuất huyết âm đạo thì bác sĩ thường khuyên hoãn chuyến bay và ổn định bệnh tình.