ASEAN trong quan hệ quyền lực châu Á-Thái Bình Dương

Chuyên gia Julio Amador III ở Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) đã đưa ra nhận định như trên trong bài viết đăng trên tạp chíThe Diplomat (Nhật) hôm 25-9.

Ông ghi nhận ASEAN hiểu được bản chất của quan hệ Mỹ-Trung và ảnh hưởng của hai cường quốc này đối với ASEAN đồng thời ASEAN cũng không muốn dựa hoàn toàn vào thiện chí của Trung Quốc. Vì thế, ASEAN không muốn thụ động ngồi chờ Mỹ hay Trung Quốc tham gia hình thành trật tự khu vực và đang nỗ lực cân bằng thế lực với Bắc Kinh. 

Theo ông, có ba lý do giải thích ASEAN chấp nhận sự hiện diện của Mỹ trong khu vực: Mỹ tôn trọng tự do hàng hải, Mỹ giữ vai trò ngăn chặn các thế lực khác thống trị các nước nhỏ, Mỹ hầu như có rất ít tham vọng lãnh thổ tại khu vực này. Ngoài ra, tính minh bạch trong hoạch định chính sách của Mỹ cũng mang lại hữu ích cho các nước Đông Nam Á.

Để đạt được vị thế trung tâm cấu trúc khu vực, ông Julio Amador nhận xét ASEAN buộc phải duy trì vị thế tinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc trong sự có mặt của các cường quốc khác như Nhật, Nga, Ấn Độ. Mục đích nhằm bảo đảm tiếng nói của ASEAN trong khu vực. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó khăn bởi phối hợp chính sách đối ngoại không phải là sức mạnh của ASEAN. 10 nước ASEAN có cách nhìn và nhận thức về mối đe dọa khác nhau và nhiệm vụ phối hợp phụ thuộc vào nước đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN.

Theo ông, để duy trì vị thế tin cậy trong quan hệ quyền lực tại châu Á-Thái Bình Dương, ASEAN buộc phải giải đáp hai thách thức:

Một là tạo ra một cộng đồng khu vực thực sự, thu hẹp khoảng cách phát triển và thúc đẩy kinh tế. Chỉ một ASEAN có chỗ đứng vững chắc mới có khả năng chống lại áp lực bên ngoài. Để đạt  được mục tiêu này, ASEAN phải đạt đến “một cộng đồng ASEAN đoàn kết” vào năm 2015. Điều này sẽ giúp ASEAN có mối quan tâm chung và ưu tiên quyền lợi của người dân ASEAN.

Hai là thoát khỏi các tuyên bố trên bàn giấy. ASEAN cần chứng tỏ tiến bộ trong quá trình thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau như khả năng thu hút hỗ trợ phát triển, thực hiện các thỏa thuận và tiếp tục cải cách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Người dân ASEAN đòi hỏi trách nhiệm hơn từ chính phủ các nước thành viên, vì thế mỗi nước thành viên phải tìm cách đáp ứng lợi ích ngoài biên giới của dân.

Cuối cùng chuyên gia Julio Amador cảnh báo: Nếu ASEAN nhận ra rằng thời gian bàn thảo về vấn đề tranh chấp lãnh thổ và hàng hải đã trở thành quá khứ và vấn đề này không thể tách rời với việc xây dựng một cộng đồng ASEAN thì ASEAN mới có thể duy trì vị thế trung tâm ở khu vực. Ngược lại, các quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ chứng kiến các thỏa thuận khu vực được thiết lập mà không có ASEAN.

DUY KHANG

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.