Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã phát biểu tại một cuộc họp các lãnh đạo trong khu vực ở Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia rằng việc xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc để phục vụ cho “mục đích quân sự” đã gia tăng căng thẳng và nguy cơ “quân sự hoá” của các nước trong khu vực.
Ông Kerry cũng chỉ trích những “giới hạn” mà Trung Quốc đặt ra gần đây. Ông cho rằng Mỹ sẽ không chấp thuận bất kỳ hạn chế nào được đặt ra trong tự do hàng không và hàng hải tại Biển Đông.
Ngay lập tức vào thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp trả những cáo buộc của ông Kerry trong một tuyên bố rằng Bắc Kinh xem tự do hàng hải trong khu vực là điều then chốt vì nó là một ống dẫn quan trọng đối với thương mại và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các phương tiện đổ bộ tấn công của Hải quân Mỹ cùng với lính Philippine và Mỹ trên con tàu cơ động trong một cuộc diễn tập trên biển Đông.
Tuy nhiên ông cũng cho biết sự tự do đó không bao hàm các tàu thuyền và máy bay của quân đội nước ngoài.
Hải quân Trung Quốc cũng đưa ra 8 cảnh báo đối với phi hành đoàn của một máy bay giám sát Mỹ đang tiến hành những chuyến bay trong khu vực này vào tháng Năm.
Trung Quốc đã bác bỏ kêu gọi chấm dứt các dự án cải tạo trong khu vực của mình và ngang ngược tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở trên hòn đảo nhân tạo.
Bộ Ngoại giao cho biết Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở dân sự trên quần đảo Trường Sa phục vụ người dân như bệnh viện, viện nghiên cứu hàng hải, các ngoại hải đăng và các phương tiện tìm kiếm và cứu hộ.