Bài toán cho doanh nghiệp Việt khi người tiêu dùng chi tiêu thận trọng hơn

(PLO)- Đại dịch COVID-19 đã để lại những thay đổi lâu dài lên thói quen của người tiêu dùng, trong đó có việc người dân tìm đến những thú vui giải trí tại nhà và mua sắm trực tuyến cao hơn hẳn trước đây.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại sự kiện "Việt Nam Retail 2025" tổ chức bởi Savills Việt Nam ngày hôm nay 27-2, các chuyên gia đã đưa ra một số phân tích và nhận định về tình hình ngành bán lẻ cũng như hành vi của người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

bai-toan-cho-doanh-nghiep-viet-khi-nguoi-tieu-dung-chi-tieu-than-trong-hon.jpg

Xu hướng sống lành mạnh đang ngày càng được chú trọng

Nhận định về thị trường bán lẻ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bà Nancy Wong, Quản lý Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn tại Savills Châu Á – Thái Bình Dương cho biết doanh số bán lẻ dự kiến sẽ duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025. So với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bán lẻ Việt Nam duy trì mức tăng theo năm, chỉ sau Ấn Độ.

Cùng với đó, lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực tiếp tục cải thiện trong năm 2024, nhiều điểm đến được dự báo sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2025. Điều này đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của ngành bán lẻ Việt Nam.

Trước đại dịch, Trung Quốc đại lục là thị trường nguồn quan trọng nhất của ngành du lịch khu vực. Tuy nhiên, sự sụt giảm trong lượng khách từ thị trường này đã thu hẹp quy mô chung của ngành.

Về triển vọng ngành bán lẻ, bà Nancy dự báo các thương hiệu ẩm thực – ăn uống, thời trang thể thao, thể hình và chăm sóc sức khỏe sẽ dẫn dắt nhu cầu thuê mặt bằng trong năm 2025. Một trong những nguyên nhân quan trọng được chỉ ra là xu hướng sống lành mạnh đang ngày càng được chú trọng và sự gia tăng các hoạt động ngoài trời.

Ở góc độ thách thức, căng thẳng địa chính trị leo thang có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng và làm gia tăng bất ổn kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, những biến động từ chính quyền mới tại Mỹ cũng tạo ra nhiều yếu tố khó đoán định.

Dù vậy, thị trường cho thuê mặt bằng được đánh giá có triển vọng tương đối khả quan trong ngắn hạn, kỳ vọng phần lớn thị trường sẽ phục hồi dần trong năm 2025.

2702A.jpg
Ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành IFM Research phát biểu tại sự kiện ngày 27-2 - Ảnh: NGỌC DIỆP

Chi tiêu thận trọng hơn

Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam đang có tâm lý thận trọng hơn. Chuyên gia Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành IFM Research, nhận định rằng người tiêu dùng bước vào năm 2025 với tâm lý thận trọng, thể hiện qua chỉ số niềm tin tiêu dùng duy trì ở mức 54%. Hơn nữa, 41% người tiêu dùng cho thấy khả năng tiết kiệm suy giảm.

Cũng theo giám đốc điều hành của IFM Research, đại dịch COVID-19 đã để lại những thay đổi lâu dài lên thói quen của người tiêu dùng. Điều đó thể hiện ở việc tỉ lệ người dân muốn mua sắm trực tuyến cao hơn hẳn so với trước đây.

Lạm phát tiếp tục ảnh hưởng đến hành vi mua sắm, chi tiêu chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như giáo dục, thực phẩm và y tế và giảm chi đối với danh mục không thiết yếu.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với giá cả, ưu tiên săn khuyến mãi và tìm kiếm những lựa chọn mua sắm tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, vẫn có một nhóm khách hàng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm cao cấp, đặc biệt trong các lĩnh vực như mỹ phẩm, thời trang và điện tử cá nhân.

Những thay đổi này đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp bán lẻ trong việc duy trì sức mua và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Chuyên gia phân tích rằng các thương hiệu cần cân bằng giữa tối ưu giá cả, nâng cao trải nghiệm khách hàng và khai thác phân khúc tiêu dùng cao cấp.

Đồng thời, sự chuyển dịch mạnh mẽ sang kênh thương mại điện tử tiếp tục định hình thói quen mua sắm, đặc biệt ở nhóm khách hàng trẻ với các mặt hàng thiết yếu. Để thích ứng, doanh nghiệp bán lẻ cần đầu tư vào nền tảng số, tối ưu hành trình khách hàng và xây dựng lòng trung thành thông qua trải nghiệm mua sắm liền mạch.

AEON cam kết phát triển nhân lực chất lượng cao cho ngành bán lẻ

AEON cam kết phát triển nhân lực chất lượng cao cho ngành bán lẻ

(PLO)- Ngày 20-2-2025, tại Hà Nội, Tập đoàn AEON Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ với 12 trường Đại học - Cao đẳng, chính thức khởi động chương trình hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành bán lẻ. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành bán lẻ Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa: Chạy đua cứu hộ nạn nhân động đất Myanmar; Bắt tài xế xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc

Bản tin trưa: Chạy đua cứu hộ nạn nhân động đất Myanmar; Bắt tài xế xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc

(PLO)- Động đất Myanmar: Chạy đua cứu người khi 'cánh cửa vàng' khép lại; Việt Nam cùng quốc tế chung tay hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất; Tạm giữ tài xế vụ xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc; Cặp đôi nhiều lần trộm tiêu của người dân đang phơi đem bán; Bắt tài xế dùng gậy bóng chày đánh người chở bé gái đi học ở Bình Dương.

Đọc thêm

Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus

Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus

(PLO)- Việt Nam sẽ sớm thống nhất mẫu giấy kiểm dịch thú y về thịt bò để tạo điều kiện cho phép Belarus xuất khẩu thịt bò sang Việt Nam trong năm 2025.

Giá heo hơi đã giảm trở lại

Giá heo hơi đã giảm trở lại

(PLO)- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết hiện giá heo hơi đã giảm, trung bình còn khoảng 65.000 đồng/kg.

Giá vàng thế giới tăng mạnh trước 'giờ G'

Giá vàng thế giới tăng mạnh trước 'giờ G'

(PLO)- Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ nâng dự báo về triển vọng giá vàng thế giới, thậm chí Goldman Sachs dự báo giá vàng thế giới sẽ vượt 4.500USD/ounce trong 12 tháng tới.