Bến Tre phát triển mạnh về hướng Đông, lấn ra biển 50.000 ha

(PLO)- Giai đoạn 2021-2030, tỉnh Bến Tre ưu tiên lấn biển với diện tích khoảng 50.000 ha nhằm mở rộng không gian phát triển.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 5-12, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bến Tre là tỉnh thứ 22 của cả nước và tỉnh thứ 7 của vùng ĐBSCL được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh.

Bến Tre phát triển mạnh về hướng Đông, lấn ra biển 50.000 ha
Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre phát biểu tại hội nghị. Ảnh: PV

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, Quy hoạch tỉnh Bến Tre được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên phát triển mạnh về hướng Đông với điểm nhấn là khu lấn biển với diện tích khoảng 50.000 ha để mở rộng không gian phát triển, nhằm phấn đấu đến năm 2030 tỉnh Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.

Qua đó, tạo nền tảng để đến năm 2050, Bến Tre thực hiện đạt được mục tiêu là tỉnh phát triển thịnh vượng, trở thành nơi đáng sống.

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, Quy hoạch tỉnh cũng là cơ hội để các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu, nghiên cứu và quyết định đầu tư, phát triển tại Bến Tre; từ đó chúng ta cùng nhau hiện thực hóa mục tiêu, chiến lược phát triển của tỉnh.

quyhoach2.gif
Các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: PV

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh trong thời gian tới, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thị Hoàng Yến đề nghị, UBND tỉnh Bến Tre khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ thời gian hoàn thành và phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân, làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ tổ chức đánh giá thực hiện quy hoạch, rà soát điều chỉnh quy hoạch theo quy định.

Tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Bến Tre là: tăng cường quản lý đầu tư, thu hút đầu tư theo quy hoạch được duyệt.

Bến Tre phát triển mạnh về hướng Đông, lấn ra biển 50.000 ha
Theo quy hoạch, Bến Tre sẽ ưu tiên phát triển về hướng Đông. Ảnh: PV

Cùng với đó, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ các bộ, ngành Trung ương để đẩy mạnh đầu tư các công trình, dự án trọng điểm theo danh mục ưu tiên trong Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, nhất là các công trình, dự án có tính liên vùng như: cầu Rạch Miễu 2, Tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh, cầu Ba Lai 8, cầu Cửa Đại, cầu Cổ Chiên, cầu Đình Khao nối liền 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre,… nhằm tạo ra không gian mới để phát triển, không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn tạo động phát triển bứt phá cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới.

Phát triển 3 vùng kinh tế - xã hội, 5 hành lang kinh tế

3 vùng kinh tế - xã hội

+ Vùng ven biển phía Đông của tỉnh (gồm huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Thạnh Phú và không gian biển thuộc địa phận tỉnh Bến Tre).

Đây là vùng động lực phát triển của tỉnh, đột phá là các ngành kinh tế biển, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực: công nghiệp; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản theo hướng công nghệ cao; kinh tế hàng hải (vận tải biển); dịch vụ và du lịch ; phát triển khu, cụm công nghiệp; xây dựng các đô thị xanh, thông minh, bền vững.

+ Vùng Bắc sông Hàm Luông: (gồm TP Bến Tre, huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm): Tập trung phát triển Đô thị - Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (trụ cột là công nghiệp - đô thị vệ tinh cho các thành phố lớn như TP HCM).

+ Vùng Nam sông Hàm Luông: (gồm các huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Chợ Lách): Tập trung phát triển Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (trụ cột là kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái).

Năm hành lang kinh tế gồm:

+ Ba hành lang phát triển theo hướng Tây - Đông (Hành lang kinh tế hướng Đông) gồm hành lang kinh tế dọc theo trục chính QL57B; hành lang kinh tế dọc theo trục chính QL57C; hành lang kinh tế dọc theo trục chính QL57.

Hành lang này có trọng tâm phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch sinh thái, thương mại dịch vụ, đô thị.

+ Hai hành lang phát triển theo hướng Bắc - Nam gồm: Hành lang kinh tế dọc theo QL60, đường cao tốc CT33 và hành lang kinh tế dọc theo tuyến đường ven biển kết nối các đô thị ven biển thuộc 3 huyện (Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) và gắn kết nối khu vực ven biển các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang và TP HCM.

3 vùng kinh tế - xã hội

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm