Bí mật kếch xù của "thợ săn" Hollywood

Nhưng ngành kinh doanh này cũng sinh lời khủng khiếp, điều đó cũng khiến cho hãng ảnh Corbis của Bill Gates mua lại các shop ảnh hàng đầu của các tay săn ảnh hàng đầu thế giới.

Bí mật kếch xù của "thợ săn" Hollywood ảnh 1

Ảnh minh họa

Kho ảnh này giống như một ngôi đền đối với giới nhiếp ảnh. Vô số ảnh của ngôi sao quá cố Marilyn Monroe do nhiếp ảnh gia Paul Rice chụp từ năm 1956 treo trên sảnh của Hãng Corbis. Chân dung John Lennon do Andy Warhol chụp ngự trên văn phòng công ty ở tòa nhà Dexter Horton ở Seattle.

Tấm ảnh được in trên nền thép mịn, trang hoàng cho cầu thang dẫn lên phòng của giám đốc Gary Shenk. Shenk là giám đốc điều hành của Corbis - một trong những công ty lưu trữ ảnh chất lượng cao tiếng tăm nhất thế giới hiện nay. Công ty này do người sáng lập của Microsoft là Bill Gates làm chủ, hiện đang giữ bản quyền đối với hơn 100 triệu tấm ảnh. Trong đó, bao gồm cả ảnh của hãng Sygma huyền thoại của Pháp, cũng như các bức ảnh lịch sử của Bettmann Archive - với kho tài sản khổng lồ có từ thời Nội chiến Mỹ.

Hãng này bán những tấm hình được coi là biểu tượng của nhiếp ảnh thế giới: tấm hình Brigitte Bardot khỏa thân trong bồn tắm; Albert Einstein thè lưỡi; những tấm hình đen trắng chụp các em bé Việt Nam chạy khi quân Mỹ ném bom na-pan.

Tuy nhiên, gần đây thành lũy truyền thống về chất lượng ảnh đã chuyển sang một chế độ khác, theo kiểu phù hợp thị hiếu hơn: Công nương Middleton mặc quần jeans màu hồng tại London, siêu mẫu Kate Moss uống rượu và hút thuốc trên bãi biển, còn Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy chạy bộ trên bãi biển Côte d'Azur trong chiếc áo phông xanh.

Sự thay đổi này là do Corbis đã mua lại hãng Slash News - một hãng dẫn đầu trong thị trường ảnh toàn cầu cho các tấm hình của các tay săn ảnh. Đây thật sự là một bước đột phá cho một ngành kinh doanh mà cho tới gần đầy, vẫn bị xem là kiểu làm ăn của những tay "trẻ ranh" trong ngành công nghiệp.

Những góc ảnh của ống kính cũng có sự chỉnh tề hơn - và chủ yếu là do các bức hình bây giờ cũng đáng đồng tiền bát gạo. Thực tế, Shenk ước tính rằng "trong khoảng 50-60% số lượng ảnh được bán trên thị trường hiện nay đều là ảnh trong ngành giải trí", và hầu hết là do cánh săn ảnh chụp.

Bí mật kếch xù của "thợ săn" Hollywood ảnh 2

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng trở thành tâm điểm của cánh thợ săn ảnh

Shenk ám chỉ tới các bức hình "chộp" được đều là "ảnh ngôi sao hồn nhiên" - "hồn nhiên" hiểu theo nghĩa là các bức hình này được "chụp trong đời thực". Hình chụp thường xoay quanh chủ đề yêu đương, sex và nước mắc - và chúng thỏa mãn cái cảm giác của công chúng rằng thậm chí cả người giàu và người đẹp đôi khi cũng rơi vào những lúc lúng túng và thất bại trong cuộc đời.

Bí mật kếch xù của ngành công nghiệp săn ảnh chỉ cần đi một vòng từ Seattle tới Los Angeles là thấy rõ. Một văn phòng biên tập của tờ Splash New nằm ở tầng cao nhất trên tòa nhà ở quận Venice. Những người làm việc ở Splash News rất tự hào về công việc của họ cũng như thành công mà họ đạt được. Lợi nhuận của công ty tăng hơn 20% chỉ tính riêng trong năm ngoái - Kevin Smith, một trong số các nhà sáng lập - nói.

Những ngày này, nhà báo người Anh đang lãnh đạo đế chế "thợ săn" này. Công ty này đã cung cấp ảnh cho 500 trang bìa tạp chí trong 5 năm qua. Splash News bán ảnh cho 70 quốc gia. "Tôi đã rất kinh ngạc khi doanh thu chúng tôi thu về đạt mức 1 triệu USD". Kevin lái chiếc xe Bentley và nói thêm: "Giờ thì tôi thấy điều đó thật buồn cười".

Tin tức của các ngôi sao do công ty truyền đi khắp thế giới "rả rích" suốt đêm. Mỗi sáng, biên tập viên tin tức Paul Tetley gửi đi hàng tá các tin nhắn như: Jennifer Lopez đang ở Chile và thấy bảo là đang ngủ với ai đó trong nhóm vũ công. Ca sĩ Sinéad O'Connor định tổ chức cưới lần thứ tư ở Las Vegas; ở Anh đang có tin đồn là vợ của Hoàng tử William là Kate đang mang bầu.

Trên thực tế, các hãng tin giải trí kiếm bộn nhờ những sơ sểnh của các sao. "Chúng tôi vẫn thường nói rằng: "Bất hạnh của bạn là hạnh phúc của chúng tôi" - Smith thừa nhận. Nghệ thuật của giới săn ảnh là "có mặt đúng chỗ ở nhưng sai thời điểm" - ít nhất là đối với các sao, rồi ra sức trao đổi với các điều tra viên đầy nghiệp vụ.

Hãng tin này có hơn 1000 tay săn ảnh trên khắp thế giới và tổ chức một mạng lưới người cung cấp tin tức được trả lương rộng lớn. Smith còn có các "người mách nước" trong các khách sạn, nhà hàng, rạp hát, bệnh viện và sân bay - là những người giữ cửa, nhân viên quầy bar, tài xế riêng. Những người này có nhiệm vụ theo sát ai đang đi đâu, làm gì, và kiểm soát gát gao các báo cáo đại chúng của cảnh sát.

"Chẳng có chuyện gì xảy ra trong thành phố này [Los Angeles] lại qua mắt được chúng tôi" - Smith nói. Smith còn tự tin nói rằng ông có thể tìm kiếm hầu như bất cứ ai chỉ trong vòng 1 ngày. Tất cả là nhờ vào một nhóm phóng viên ảnh mà họ tự nhận là CIA - hay còn gọi là "Cơ quan tình báo về các sao" (Celebrity Intelligence Agency).

"Nghề này cũng tựa như quan sát chim vậy. Bạn phải có sự dẻo dai, bền bỉ" - Smith nói. Trên thực tế, các thợ săn của Smith có thể gửi ảnh trực tiếp về tòa soạn nhờ vào mạng lưới điện thoại di động tốc độ cao, nhờ đó, khách hàng có thể lấy ảnh chỉ trong vài giây.

"Mọi người trả tiền vì tốc độ. Bức ảnh đầu tiên đáng giá, còn bức thứ hai thì không" - Smith giải thích.

Theo Lê Thu (VNN / Tấm Gương)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm