Sự việc được biết xảy ra hồi tháng 8 năm ngoái nhưng vừa được BS Kenny Banh thuộc phòng cấp cứu Fresno kể lại trong một chương trình y tế và sức khỏe có tên làThis won’t hurt a bit (tạm dịch: Sẽ chẳng đau một chút nào đâu).
Con sán dây dài gần 1,7 m ban đầu được quấn quanh một cái lõi khăn giấy. Ảnh: Kenny Banh
Ông Banh kể rằng bệnh nhân đã mang con sán dây đến bệnh viện và xin được điều trị giun sán. Lúc bệnh nhân đưa cái túi nylon có chứa con sán cho ông xem, con vật thật sự còn ngọ nguậy trong túi.
Nó được quấn quanh lõi một cuộn giấy. Khi ông Banh trải nó ra sàn, con vật lúc này đã chết và dài đến 1,7 m.
Bệnh nhân kể với ông Banh rằng khi anh ta đang đi vệ sinh thì phát hiện một vật dài mà anh cứ ngỡ rằng là ruột của mình, đến khi anh lôi hết vật lạ ra ngoài thì mới nhận ra rằng đó là một con sán dây ký sinh sống trong bụng anh bấy lâu nay. Người đàn ông còn cho biết mình thường ăn cá sống, đặc biệt là sashimi cá hồi, gần như mỗi ngày.
Sashimi và sushi cần được chế biến đúng cách để không bị nhiễm khuẩn và ngon hơn.
Vào tháng 1-2017, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh dịch của bang đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ cao ấu trùng ký sinh phát triển thành sán dây được tìm thấy trong cá hồi Thái Bình Dương, bao gồm cá hồi hoang dã Alaska mà rất phổ biến tại Mỹ và nhiều nơi khác.
BS Banh giải thích hầu hết mọi người nghĩ rằng sán dây sống nhờ thức ăn trong dạ dày. Trên thực tế, sán dây gắn một đầu của nó vào thành ruột non, ngay dưới dạ dày để hút máu của vật chủ, tương tự đỉa.
“Sán dây không ăn pizza mà nó đang ăn chính bạn” - ông cho biết.
Con sán dây dài gần 1,7 m. Ảnh: Kenny Banh
Nhiều người mắc giun sán không có triệu chứng gì. Sán dây thường chết và ra khỏi cơ thể vật chủ vào cuối chu kỳ sống của chúng nhưng chúng cũng có thể chui ra trong lúc sống, như trường hợp ở Fresno.