Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin về nguồn nước cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(PLO)- Bộ Tài nguyên và Môi trường cảnh báo lượng nước ngọt về Đồng bằng sông Cửu Long tháng 5-2024 thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 19%, xâm nhập mặn đang có xu thế sớm hơn và mạnh hơn so với trước đây.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về một số nội dung phục vụ cho phiên chất vấn với nhóm lĩnh vực tài nguyên và môi trường, diễn ra vào sáng mai (4-6).

Bộ TN&MT cho biết trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, tình hình hạn hán, thiếu nước thời gian qua ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang có xu thế gia tăng.

Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra thiếu nước ngọt cục bộ và thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cảnh báo lượng nước ngọt về Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô 2024 thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 8%
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu thế sớm hơn và mạnh hơn so với trước đây. Ảnh: VGP

Đặc biệt, tác động của biến đổi khí hậu kết hợp với khai thác thượng nguồn nên với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn đang có xu thế sớm hơn và mạnh hơn so với trước đây.

Trong mùa khô năm 2024 (tính hết tháng 4-2024), lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long qua Tân Châu, Châu Đốc trên sông Tiền và sông Hậu là khoảng 75 tỷ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 8%.

“Riêng trong tháng 5-2024, khoảng 11 tỷ m3 thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 19%. Xâm nhập mặn cao nhất vào trung tuần tháng 3-2024, sâu vào sông Tiền, sông Hậu khoảng 50-65 km” - báo cáo nêu.

Trước tình hình khô hạn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2020, Bộ TN&MT đã thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn. Bàn giao 10 công trình cấp nước sinh hoạt miễn phí với chất lượng nguồn nước đạt tiêu chuẩn nước ăn uống, sinh hoạt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tiền Giang, Cà Mau và Kiên Giang.

Bộ TN&MT cho hay đã đầu tư tại Đồng bằng sông Cửu Long các công trình lớn điều tiết mặn, ngọt, dâng nước, trữ nước trên hệ thống sông lớn, bổ sung nước ngọt cho vùng ven biển phục vụ dân sinh, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, kinh tế biển khu vực ven biển.

Bộ TN&MT cũng sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng các đập, hồ chứa nước lớn, công trình trữ nước phân tán, công trình cấp nước sạch, công trình chống ngập, xử lý và tiêu, thoát nước đô thị; công trình chuyển nước, liên kết nguồn nước liên vùng, liên lưu vực…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm