Nina Phạm - y tá người Mỹ gốc Việt đã lây nhiễm vi rút Ebola khi chăm sóc cho một bệnh nhân nhiễm vi rút này.
Bài 1: Sáu lý do 'đáng sợ' về Ebola
Trong bài trước, chúng tôi đã nêu 6 lý do Ebola trở nên đáng sợ. Tuy nhiên, chính vì nó quá đáng sợ nên tồn tại xung quanh nó là không ít tin đồn, những thông tin thật giả lẫn lộn khiến dẫn đến những hiểu lầm tai hại.
Dưới đây là những cách hiểu xung quanh Ebola tưởng chừng rất có lý nhưng hóa ra lại là sai lầm, theo BBC.
Nước muối và hành sống có thể bảo vệ con người?
Nước muối không thể giúp bạn miễn nhiễm trước Ebola. Thực ra uống nước muối, lại trong thời tiết nóng, có thể nguy hiểm.
WHO nói ít nhất hai người ở Nigeria đã chết vì việc này.
Còn ở Guinea, nhân viên y tế được hỏi liệu ăn hành sống một lần trong ngày, liên tục ba ngày, hay uống sữa có hiệu nghiệm không.
Thực sự, hành sống và sữa cũng không giúp bạn ngừa Ebola.
Virus Ebola có mặt trong dung dịch người nhiễm, ví dụ ói mửa, nước tiểu, nước mắt, nước bọt.
Người chết rồi thì không thể làm lây Ebola?
Ngay cả khi người bệnh đã qua đời, virus vẫn có thể còn đó.
Người ta lo ngại căn bệnh có thể lây lan qua các thủ tục tang lễ truyền thống khiến người thân tiếp xúc với người đã khuất.
Theo WHO, với người bệnh Ebola đã khuất, khi đụng vào, ta phải có găng và quần áo bảo vệ, và phải chôn cất họ ngay.
Quan hệ tình dục không thể làm lây Ebola?
Nếu một người đàn ông nhiễm Ebola, virus có thể có trong tinh trùng của người đó.
Theo WHO, Ebola có thể còn trong tinh trùng bảy tuần cả sau khi bệnh nhân đã hồi phục.
Nhân viên y tế đưa bệnh vào các nước?
Gần đây tin tức nói nhân viên y tế ở Guinea bị tấn công vì dân tin rằng họ mang Ebola vào đây.
Nhưng điều này sai.
WHO nói nguồn gốc ban đầu của virus Ebola có thể là con người tiếp xúc với động vật hoang dã qua việc săn bắn, chặt thịt, nấu ăn từ động vật mắc bệnh.
Phải mua nước rửa tay đắt tiền để ngăn ngừa?
Nên rửa tay thường xuyên bằng xà bông và nước, nhất là nếu bạn tiếp xúc với bệnh nhân Ebola hay môi trường có bệnh.
Theo BBC
Bài 3: Làm thế nào để không nhiễm Ebola