Cần miễn thuế thu nhập cá nhân cho người mất việc!

(PLO)- Việc thu thuế cần phải đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh, đúng tinh thần nhân văn của pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Xem xét miễn thuế thu nhập cá nhân với khoản doanh nghiệp hỗ trợ cho công nhân khi họ mất việc là hành động cần thiết vào lúc này. Bởi lẽ, việc thu thuế cũng cần phải đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh, đúng tinh thần nhân văn của pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng.

Có lẽ những người làm chính sách về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cũng khó hình dung được cảnh có hàng ngàn, hàng chục ngàn người thất nghiệp được chi trả khoản hỗ trợ khá lớn như mấy ngàn công nhân Công ty PouYuen vừa qua.

Thật ra xét cho cùng, PouYuen và người lao động đã thực hiện nghiêm những quy định pháp luật về thuế TNCN. Điều đáng nói ở đây là vì sao việc thực hiện pháp luật nghiêm minh như vậy lại gây nhiềubăn khoăn đến mức xót xa như công luận nêu mấy ngày qua?

Có lẽ vấn đề nằm ở bối cảnh kinh tế - xã hội thời điểm này. Bình thường nếu một công ty đóng cửa, công nhân mất việc… thì công nhân có thể tìm việc ở một chỗ khác. Nhưng trong bối cảnh mà hàng ngàn doanh nghiệp đóng cửa mỗi tháng và số doanh nghiệp thành lập mới không bù đắp nổi số đóng cửa thì những lo lắng cho tương lai mới là nguồn cơn.

Cả công quyền, công nhân lẫn PouYuen đều có lý của mình và đều thực thi nghiêm quy định của pháp luật. Nhiều chuyên gia, quan chức về hưu và cả Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng từng kiến nghị không thu thuế 10% đối với khoản trợ cấp mà các doanh nghiệp cố gắng lo cho công nhân mất việc.

Nếu xét những quy định của các nghị định và thông tư hướng dẫn Luật Thuế TNCN thì chả ai có lỗi trong việc này. Thậm chí pháp luật về thuế TNCN cũng đã dự liệu cả việc hoàn thuế cho những người “tạm nộp” khoản 10% này nếu họ nộp thừa.

Nhưng nếu soi xét kỹ lại các quy định ở luật và nghị định hướng dẫn thì dường như tinh thần của những đề xuất trên đã có. Như Luật Thuế TNCN 2012, Điều 1 khoản 2 điểm b… đã loại trừ “trợ cấp đột xuất” và “trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội” ra khỏi “thu nhập chịu thuế”. Văn bản hợp nhất số 14 các nghị định về thuế năm 2014 cũng loại trừ những khoản này ra khỏi “thu nhập chịu thuế”.

Xét ra khi PouYuen cũng như cáccông ty khác đã nỗ lực tột cùng mà vẫn không có đơn hàng, buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động thì vì tuân thủ pháp luật và ghi nhận những cống hiến của công nhân, họ đã có một khoản trợ cấp ngay tại thời điểm tuyên bố chấm dứt hợp đồng, công nhân mất việc. Một khoản trợ cấp như vậy chẳng những khiến công nhân có thể kéo dài cuộc mưu sinh mà sâu xa có thể tác động tốt đến an sinh xã hội.

Vậy liệu có thể áp dụng tính chất “đột xuất” hay “bảo trợ xã hội” đối với những khoản trợ cấp này hay không? Điều đó có lẽ thuộc thẩm quyền giải thích luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với mấy ngàn công nhân và PouYuen, họ đã theohướng dẫn của cơ quan thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ với Nhà nước. Đối với thu ngân sách, có lẽ khoản 10% thu được của các công nhânCông ty PouYuen này cũng không phải là khoản nhiều.

Đối với Bộ Tài chính, Chính phủ, có lẽ việc đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét giải thích luật hoặc đề xuất hẳn việc miễn khoản thuế này cho những người mất việc là việc “đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống”.

Không chỉ vậy, điều đó còn có tác dụng lan tỏa tinh thần nhân văn của một nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm