Một khám phá công nghệ sinh học gần đầy – có thể xem là khám phá lớn nhất thế kỷ - cho thấy các nhà khoa học có thể sửa đội hệ gen khi nó vẫn chỉ còn là phôi thai.
Điều này không những có thể thay đổi vật liệu di truyền của một người, mà con thay đổi DNA của họ, loại bỏ mã di truyền “xấu” (tiềm năng có thể thêm vào mã “tốt” ) và góp phần kiểm soát sự tiến hóa nhân loại.
Trước đó, khi có tin đồn các nhà khoa học Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu, những nhà khoa học cùng lĩnh vực từng đưa ra một lập luận rằng mọi người không nên sửa đổi hệ gen theo cách này khi chưa biết rõ hệ quả.
Bài báo mới đây ra hồi 18-04 trên tạp chí Protein và Cell, một nhóm nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của nhà khoa học Junjiu Huang ở đại học Sun Yat-sen, công bố công trình đã hoàn thành.
Các nhà khoa học Trung Quốc đang thí nghiệm chỉnh sửa ADN từ trong phôi thai
Đội ngũ này tiến hành thử nghiệm trên một phôi thai không thể phát triển bình thường. Nhưng họ luôn ở trong tâm thế rằng việc nghiên cứu này sẽ đối mặt với nhiều thử thách, trước khi đưa từ lâm sàng ra thực tế.
Sử dụng công nghệ CRISPR, các nhà khoa học “truy tìm” phần xấu của DNA và cắt bỏ hoặc thậm chí thay thế bằng DNA “sạch”. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể gây ra những thay thế không mong muốn. Độ chính xác vẫn còn rất thấp.
Nhóm của Huang giới thiệu thành công DNA mà họ muốn sau khi ghép thành công “trên một phần nhỏ” của 28 phôi thai (lúc bắt đầu họ thử trên 86 phôi và thử nghiệm 54/71 phôi còn sống sau quá trình). Huang nói với Nature News, nhóm nghiên cứu đã tạm dừng dự án để tính toán thêm, bởi vì họ biết nếu làm việc này về mặt y khoa, độ chính xác phải gần 100%.
Mặc dù đội ngũ nghiên cứu Trung Quốc này chỉ làm việc với những phôi thai không bình thường, phôi không có kết quả của sự sống, một số người còn nói rằng sửa đổi bộ gen và DNA của phôi thai còn vi phạm vấn đề đạo đức đáng lên án, vì sau này có thể được áp dụng trên con người.
Thay đổi DNA trên một phôi thai sống có thể dẫn đến những kết quả không tiên đoán được cho thế hệ sau, và các nhà khoa học muốn chúng ta hiểu hõ trước khi đưa chúng vào thực tiễn.
Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng công nghệ này là vô giá. Nó có thể loại bỏ các bệnh di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh Huntington, xơ nang, và tất cả các bệnh tàn phá gây ra bởi gen mà trên mặt lý thuyết có thể gỡ ra.
Lo lắng khác là khi chúng ta tiến hành thành công, nó rõ ràng sẽ được sử dụng để tạo ra những con người với những đặc điểm chúng ta mong muốn. Sau cùng, mặc dù nghiên cứu này còn đang trong vòng nghi vấn, nó vẫn đang được thí nghiệm khá tích cực.
Huang nói với Nature News cả tạp chí Nature và Science đều từ chối công trình này, “một phần vì vấn đề đạo đức”. Huang hiện giờ dự định sẽ cải thiện độ chính xác của CRISPR trên mẫu động vật.