Cũng đề cập đến tác động của những bài báo ảnh hưởng đến cá nhân, tập thể, nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, đưa ra hai dẫn chứng cho thấy chính thông tin trên báo chí đã từng đẩy người thân của những người bị nêu tên trên báo phải tìm đến cái chết khi không chịu được áp lực dư luận. Ông nhận định: “Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, một số nhà báo cứ chạy đua theo thông tin trên mạng, đang bị thông tin mạng dẫn dắt. Thông tin trên mạng thì thật giả lẫn lộn mà giả thường chiếm phần nhiều. Có nhà báo lại lấy thông tin đó làm tư liệu là hết sức nguy hiểm, chúng ta không coi những thông tin đó là tư liệu báo chí được”.
Phó Tổng Giám đốc TTXVN Lê Duy Truyền nhận định kỷ nguyên số không chỉ khuếch đại tầm ảnh hưởng của thông tin mà còn khuếch đại cả vấn đề trách nhiệm và đạo đức người làm báo. Theo ông Truyền, trong biển thông tin nhiều chiều, không gian kết nối đa chiều giữa nhà báo và độc giả, chúng ta phải giữ vững được giá trị cốt lõi của báo chí chính thống bởi đó là sức mạnh của nền báo chí cách mạng.
Về ý kiến này, nhà báo Hữu Thọ cho rằng trước sự giảm sút uy tín của người làm báo như hiện nay, đòi hỏi mỗi phóng viên, nhà báo, biên tập viên cần tự rèn luyện bản thân về trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp; các tổng biên tập thường xuyên nhắc nhở, giám sát đội ngũ phóng viên của mình thực hiện nghiêm chỉnh quy tắc đạo đức báo chí…
Siết mạng xã hội lo vướng luật “Thông tư quy định chi tiết về hoạt động cung cấp thông tin qua biên giới lần này sẽ đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước trong việc cung cấp thông tin tại Việt Nam, nhằm bảo vệ người tiêu dùng, người sử dụng”. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, đại diện Cục Phát thanh Truyền hình, Bộ TT&TT nói tại tọa đàm về dự thảo thông tư này do Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức hôm qua (10-6). Tuy vậy, nhiều đại biểu cho rằng có thể thông tư lần này sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh Internet và khả năng thu hút đầu tư của Việt Nam. Đại diện cho Liên minh Internet châu Á, ông Alex Long, Giám đốc đối ngoại và chính sách Công ty Google châu Á-Thái Bình Dương, cho rằng: Không nhiều quốc gia đưa ra danh sách các điều cấm cũng như không có từng quy định riêng cho từng sản phẩn Internet. Ông Alex Long khuyến nghị nên quản lý Internet theo hướng quản lý các nguy cơ tiềm ẩn hơn là những quy định cụ thể. Chẳng hạn như quy định về những thông tin bạo lực, vi phạm đạo đức… mà chính môi trường Internet cũng không chấp nhận. Nói về thông tư, ông Alex Long quan ngại có thể khiến nhiều doanh nghiệp Internet cân nhắc khả năng tiếp cận thị trường Việt Nam dù họ rất muốn. Bởi lẽ Internet là một môi trường năng động, luôn biến đổi nên những quy định cụ thể đối với môi trường này rất khó thực hiện. CHÂN LUẬN |