Chi kiểm tra hội thảo 88 tỉ đồng

(PLO)- Đại biểu Quốc hội đề nghị khi nguồn lực có hạn, cần ưu tiên các khoản chi để đến được với đồng bào dân tộc đang sống trong điều kiện hết sức khó khăn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chiều 6-6, đại biểu (ĐB) Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) nhận xét dường như việc triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia vùng đồng bào dân tộc là rất tốt, theo trả lời của Bộ trưởng.

Giải ngân cho hội thảo nhiều hơn cho xây dựng y tế

“Tuy nhiên, thực tế chưa phải như vậy”- ĐB Hà Nội nói và dẫn báo cáo của Chính phủ cho thấy có việc hướng dẫn chậm, hướng dẫn sai, giải ngân kém, phải trình Quốc hội (QH) kéo dài thời gian thực hiện Chương trình.

“Đáng ngạc nhiên hơn, khi nói về nguyên nhân hạn chế, báo cáo của Ủy ban Dân tộc nêu do thời tiết, do COVID-19, do biến động quốc tế….Đề nghị Bộ trưởng chỉ rõ nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm của Bộ trưởng” - bà Vũ Thị Lưu Mai nói.

ĐB Vũ Thị Lưu Mai.

ĐB Vũ Thị Lưu Mai.

Ngoài ra, bà Mai cũng nhận xét việc sử dụng vốn, ngoài giải ngân của Chương trình rất thấp, chỉ đạt hơn 50% nhưng một phần không nhỏ được giải ngân cho hội thảo, tập huấn, chẳng hạn hội thảo bình đẳng giới 64 tỉ, tư vấn quan hệ hôn nhân 102 tỉ, kiểm tra hội thảo 88 tỉ….Trong khi đó, việc xây dựng mạng lưới y tế cơ sở chỉ đạt 38 tỉ đồng.

“Đề nghị cho biết việc thực hiện như vậy có hợp lý không?”- ĐB Mai câu hỏi.

Về việc chậm ban hành các văn bản có liên quan, ông Hầu A Lềnh cho hay Ủy ban Dân tộc đã báo cáo và nhận trách nhiệm trước Chính phủ về những vấn đề thuộc trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc triển khai chậm giai đoạn 2021-2022. Ông khẳng định sau kỳ họp tháng 10-2022 đến nay Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt các vấn đề nhằm tháo gỡ cho chương trình.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.

“Đến giờ phút này cơ bản đã hoàn thành” - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nói thêm và cho hay Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì nhưng chỉ có nhiệm vụ xây dựng hai thông tư, tham mưu cho Chính phủ ban hành hai quyết định, còn chín thông tư và các văn bản hướng dẫn khác thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành.

“Giai đoạn tới là giai đoạn đôn đốc, kiểm tra, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương. Rút kinh nghiệm chúng tôi sẽ làm tốt hơn”- ông Hầu A Lềnh nói.

Cần ưu tiên các khoản chi vì đồng bào rất khó khăn

Liên quan đến quỹ tín dụng của Hội liên hiệp phụ nữ, ông Hầu A Lềnh cho biết việc này liên quan đến Luật Ngân sách và các quy định thành lập các Quỹ ở địa phương. Hội liên hiệp phụ nữ đã báo cáo Thủ tướng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao Ủy ban Dân tộc phối hợp thống nhất lại dự án này.

Trường hợp không triển khai được do vướng Luật Ngân sách thì đây cũng là dự án không triển khai được trong nhóm khó triển khai, sẽ báo cáo QH cho điều chỉnh tại Kỳ họp tháng 10 tới.

Các dự án khác do Hội liên hiệp phụ nữ chủ trì, ông Hầu A Lềnh nói sẽ có đánh giá lại và báo cáo cụ thể với ĐBQH.

Chưa hài lòng với câu trả lời, ĐB Vũ Thị Lưu Mai giơ biển tranh luận. Bà Mai dẫn báo cáo Chính phủ gửi đoàn giám sát của QH nêu rất rõ, đến thời điểm hiện nay, Ủy ban Dân tộc chưa hoàn thành ban hành hai văn bản hướng dẫn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Báo cáo này cũng thừa nhận việc ban hành Thông tư hướng dẫn nhiều nội dung còn rất chậm, một số văn bản quy định hướng dẫn nội dung các Chương trình trái quy định của pháp luật, cụ thể là trái quy định của Luật Đầu tư công; chưa có sự thống nhất, chưa phù hợp thực tiễn.

“Đề nghị Bộ trưởng cần sâu sắc hơn để đưa ra những thông tin cho cử tri cũng như ĐB được biết”- bà Vũ Thị Lưu Mai nói.

Về cơ cấu sử dụng nguồn vốn, ĐB Vũ Thị Lưu Mai cho biết Nghị quyết 120 của QH nêu rõ nhiệm vụ đó là tăng chi đầu tư. Các ĐBQH Khóa 14 đã nêu rõ nguồn lực có hạn thì cần đến với người dân thông qua những sản phẩm cụ thể, hạn chế việc chi thường xuyên, trong đó hạn chế tối đa việc hội thảo, tư vấn.

Nhận xét cơ cấu này chưa hợp lý, không chỉ ở một dự án của Hội Liên hiệp phụ nữ mà ở rất nhiều dự án hợp phần khác, ĐB Vũ Thị Lưu Mai đề nghị Bộ trưởng quan tâm để trong bối cảnh nguồn lực có hạn, cần ưu tiên các khoản chi đến được với đồng bào dân tộc hiện nay đang sống trong điều kiện hết sức khó khăn.

15% đồng bào dân tộc tái mù chữ, chưa được đi học

ĐB Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) cho biết trong các chuyến đi vùng sâu, vùng xa, ông gặp rất nhiều đồng bào dân tộc bị tái mù chữ.

“Ủy ban đã khảo sát nào về tỉ lệ tái mù chữ của đồng bào dân tộc từ thiếu niên đến người trưởng thành chưa và có phương án nào giải quyết vấn đề này?” - ĐB Bình Định hỏi.

Hồi đáp, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho hay theo thống kê, số người dân tộc thiểu số chưa nói thông, viết thạo chữ tiếng Việt khoảng 15%, trong đó có cả người tái mù chữ, người chưa được đi học do nhiều yếu tố khách quan.

“Đây là chính sách giáo dục rất tốt của chúng ta trong nhiều năm, nhưng vẫn còn tỉ lệ trên”- ông Hầu A Lềnh nói và cho hay tới đây, Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT giải quyết dứt điểm vấn đề này…

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên phối hợp tìm biện pháp hợp tình, hợp lý nhằm giải quyết 16% chưa hoàn thành phân giới cắm mốc và xây dựng đường biên giới hai nước hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

(PLO)- Ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, đi kèm với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức thì phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng, như Hiến pháp.