Chuyện đời đáng nhớ của 1 công trình kỷ lục

Tôi đã nhìn thấy những gốc đỗ quyên già sần sùi, mốc thếch màu thời gian được giữ nguyên vẹn trên khu vực đỉnh thiêng Fansipan, ngạo nghễ trên những lối đi men theo sườn núi, bất chấp băng giá.

Tôi cũng đã từng mường tượng được thế nào là băng rừng kéo cáp lên đỉnh trời của những “chiến binh” thi công tuyến cáp treo trong một dịp về thăm lại “công trường xưa”.

Ký ức của những ngày xây dựng tuyến cáp treo Fansipan đến giờ vẫn còn nguyên vẹn trong tim người thợ.

“Đã lâu lắm rồi, từ ngày khai trương cáp treo, giờ chúng tôi mới quay lại con đường mình đã đi, sống lại những ngày xưa ấy” - Trần Đình Luật, một trong những kỹ sư tham gia xây dựng công trình cáp treo Fansipan, vừa lách qua những vách đá dựng đứng mà chỉ cần sẩy chân là có thể mất mạng giữa núi rừng Hoàng Liên sâu thẳm vừa nói.

Trước mắt tôi, trên các lối mòn trong rừng thẳm chỉ một người lách qua được, hai bên là cây rừng rậm rạp cùng với rắn lục, hổ mang… là những bóng người vác bao xi măng hay phiến đá đi lên núi… Những đoạn vách dựng đứng, đầu gối chạm ngực, chúng tôi thở dốc, còn các “chiến binh” Fansipan cứ “phóc, phóc” leo như sóc. “Tụi em quen rồi. Leo Fan đi về trong ngày ấy chứ” - Má A Tông, chàng trai người Mông gắn bó với công trình cáp treo từ những ngày đầu, vừa nói vừa chia sẻ thêm: Ngày đầu tiên em được giao vác một bao xi măng từ chân lên khu vực xây trụ T3 (độ cao khoảng 1.800 m). Đến nơi em kiệt sức…”.

Băng tuyết là nỗi khiếp sợ với những người trồng hoa ở Fansipan.

Không có cách nào hay máy móc hỗ trợ sao?” - tôi hỏi. “Không có, trước khi có cáp công vụ, phải đi đường rừng, phải vác, vì không được chặt hạ cây cối hay đưa máy móc vào. Quy định của tập đoàn rồi. Chưa kể đói mấy cũng không được săn bắt chim, thú rừng ăn thịt… Có những ngày đói, thức ăn dưới núi không gùi lên được, mùa chim di cư nhiều vô kể, chỉ mì tôm sống, cá khô thôi. Nếu ban kiểm soát của tập đoàn phát hiện, cứ một cây bị chặt là phạt 5 triệu, một con chim bị bắt cũng… 5 triệu” - Trần Đình Luật kể.

Tôi với tay hái chùm thảo quả đỏ rực bên lối đi, Luật ngăn lại: “Đừng chị, người dân họ biết, mang tiếng. Thảo quả là nguồn sống của họ”.

Bữa tối trong cái lán nhỏ ở trụ T2, chúng tôi được anh em chiêu đãi một bữa cơm “chuẩn style” Fansipan. Không có mâm, anh em chặt lá chuối, bày biện thức ăn. Không có đũa, vót mấy cành trúc là xong… Trong câu chuyện bên mâm cơm giữa rừng, có hồi ức về những ngày ngủ đứng bên những lán trại dựng tạm trong rừng, ăn thứ cơm nửa sống nửa chín với món cá khô mà “đến giờ em chỉ cần ngửi thấy mùi cá ấy là sợ” - kỹ sư Luật kể.

Vẻ đẹp của quần thể kiệt tác tâm linh trên đỉnh thiêng Fansipan.

Khi chúng tôi được tắm nước nóng từ cái bình nóng lạnh trong căn lán có thể nói là “quá tiện nghi” thì ngày ấy, các “chiến binh Fansipan” còn không dám cởi lớp quần áo cáu bẩn ra khỏi người. Băng giá lạnh, nước đông đá, tắm sao được.

Suối ở xa, điện không có, nước từ trên xuống thì thường xuyên bị đóng băng. Muốn có chút nước để nấu ăn còn khó, huống hồ tắm. Bởi vậy, tắm là khái niệm bị lãng quên ở đây. Thậm chí anh Trần Công Mỹ, một trong năm người đầu tiên có mặt ở đây, còn kể: “Khoảng hai tháng, em xuống núi một lần. Người em bốc mùi nồng nặc”.

Những ký ức ấy rùng mình ấy khó có thể kể hết. Mỗi người họ tự giữ cho riêng mình và xem như là một kỳ tích trong đời. “Giờ nếu hỏi vì sao ngày ấy có thể bám trụ được ở Fansipan, chắc em cũng chịu. Chỉ biết mình phải làm, để có một công trình cáp treo lên đỉnh. Giờ cho làm lại chắc em cũng xin thôi- kỹ sư Luật hài hước nói.

Ở cái nơi mà trong ký ức của các “chiến binh xây cáp”: Chỉ có đỗ quyên và trúc lùn mới trụ được. Và hôm nay hoa đã nở ngợp trời, cây xanh phủ kín các triền núi. Chỉ có thể giải mã được những nỗ lực mang màu xanh ấy bằng một điều duy nhất, đó là tình yêu và đam mê để làm nên công trình để đời của những người làm du lịch - Sun Group.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm