Chuyển đổi số thủ tục hành chính: Cần 'đặc nhiệm' vào vai người dân

(PLO)- Nên có các điều tra, khảo sát độc lập để người dân và doanh nghiệp từng làm thủ tục hành chính phản hồi về việc thực hiện chuyển đổi số.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Chúng ta phải phát triển bằng được “hệ sinh thái công dân số” để người dân, doanh nghiệp hiểu, sử dụng nó, làm giàu thông tin và là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời sống kinh tế - xã hội của người dân” - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị sơ kết Đề án 06 vào ngày 9-8.

Một trong các chỉ đạo đáng chú ý của Thủ tướng là yêu cầu phải chuyển đổi số các thủ tục hành chính (TTHC) một cách thực chất, chứ không được làm đối phó.

Chuyển đổi số thủ tục hành chính: Cần 'đặc nhiệm' vào vai người dân ảnh 1

Người dân nghe hướng dẫn quy trình làm thủ tục hành chính tại Sở Du lịch TP.HCM.
Ảnh: HOÀNG GIANG

Thực tế còn rất nhiều ý kiến phản ánh về tính hình thức. Các hệ thống xử lý TTHC vẫn có rất nhiều vướng mắc, khi thì nghẽn mạng, khi thì lỗi phần mềm, khi thì phần mềm thiếu các bước cần thiết, khi thì nhân viên quên không nhập dữ liệu này, quên không đánh dấu thông tin nọ... Kết quả là con số báo cáo chính phủ số thì đẹp nhưng người dân và doanh nghiệp vẫn mất thời gian, công sức đi lại, thậm chí có trường hợp còn phải đi tới đi lui nhiều hơn trước đây.

Đương nhiên, chuyển đổi số TTHC là rất phức tạp. Bởi chuyển đổi số không chỉ là phần cứng, phần mềm, mà còn cả con người. Chỉ cần một yếu tố không vào đúng “quy lát”, “đường ray” là cả hệ thống sẽ đình trệ. Điều ấy cũng có nghĩa là nếu chuyển đổi số chỉ tập trung vào mua sắm máy móc hay thuê lập trình và báo cáo số thủ tục chuyển đổi là không đủ. Cần phải có một phương pháp, cách thức quản lý theo chất lượng đầu ra của cả quá trình chuyển đổi số.

Vì thế, nên chăng Chính phủ thành lập một “đội đặc nhiệm” về TTHC điện tử, cùng với nhiệm vụ “vào vai” người dân, doanh nghiệp. Họ cũng đi làm TTHC, cũng nộp hồ sơ, cũng đợi phiếu hẹn, cũng điều chỉnh, bổ sung hồ sơ, cũng lấy kết quả... mà không phải nhờ cậy bất kỳ ai. Sau đó, họ sẽ báo cáo cho Chính phủ thực chất quá trình chuyển đổi số TTHC đang ở đâu, vướng mắc chỗ nào… Các cơ quan cũng có thể dựa vào các thông tin đó để xử lý TTHC tốt hơn.

Đồng thời cũng nên có các điều tra, khảo sát độc lập để người dân và doanh nghiệp từng làm TTHC phản hồi. Các điều tra này cần được làm khoa học, chọn mẫu ngẫu nhiên, giữ bí mật danh tính người tham gia.

Dựa vào hai nguồn thông tin đó, Chính phủ có thể biết chính xác bộ, ngành, cơ quan nào làm tốt, cơ quan nào làm chưa tốt để đôn đốc, nhắc nhở, hoặc thậm chí có các biện pháp xử lý phù hợp.

Khi đó, Việt Nam càng có tiền đề, điều kiện để chuyển đổi số và xây dựng thành công “hệ sinh thái công dân số” như Thủ tướng yêu cầu.

Ông NGUYỄN MINH ĐỨC (Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Để hóa đơn không gây rủi ro, phiền toái cho doanh nghiệp

Để hóa đơn không gây rủi ro, phiền toái cho doanh nghiệp

(PLO)- Hóa đơn, chứng từ nhằm minh bạch trong hoạt động thương mại nhưng cũng cần phải tính đến đặc thù của từng hoạt động để đưa ra những giải pháp giúp quá trình thực thi ít tốn kém nhất, ít phiền hà nhất, cho cả nhà nước và DN, người dân.

20 năm, thành quả từ một quyết sách

20 năm, thành quả từ một quyết sách

(PLO)- Qua 20 năm, diện mạo của quận Tân Phú và huyện Bình Chánh khởi sắc mạnh mẽ, các con đường được bê tông, nhựa hóa, đời sống người dân nâng cao... và nó là thành quả của người dân và nhiều thế hệ lãnh đạo...

Kỳ họp thành công, gợi ra nhiều vấn đề lớn

Kỳ họp thành công, gợi ra nhiều vấn đề lớn

(PLO)- Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Sự thành công ấy, như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nói là hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình, nó gồm nhiều vấn đề, từ thảo luận các vấn đề lớn của đất nước đến giám sát tối cao và lập pháp.

Luật Căn cước: Hy vọng sự ổn định bền vững

Luật Căn cước: Hy vọng sự ổn định bền vững

(PLO)- Trong tám năm qua, các thay đổi về căn cước, đã gây ra không ít phiền toái nên khi QH thông qua Luật Căn cước, hy vọng sẽ thật sự tạo ra sự ổn định bền vững, khép lại một vấn đề từng gây nhiều ý kiến này.

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

(PLO)- Nhiều trường hợp người bị tấn công trên mạng xã hội phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng và chọn cách im lặng để tự bảo vệ mình…

Chất vấn - tranh luận: Thúc đẩy sự phát triển

Chất vấn - tranh luận: Thúc đẩy sự phát triển

(PLO)- Tranh luận tại QH vẫn luôn được đón chờ, kỳ vọng bởi chất vấn - tranh luận tốt sẽ là khởi đầu cho những tiến trình cải cách, thiết lập chính sách để thúc đẩy sự phát triển.

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

(PLO)- Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) có thể chậm nhưng phải thật chắc, để đảm bảo rằng một khi Quốc hội đã bấm nút thông qua thì phải đáp ứng được kỳ vọng của Nhân dân.

Cải cách tiền lương phải thúc đẩy kinh tế phát triển

Cải cách tiền lương phải thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLO)- “Đến thời điểm này, không cải cách tiền lương không được nữa, đây là thời điểm chín muồi. Lương là giá cả của sức lao động, đầu tư cải cách tiền lương là đầu tư của sự phát triển” - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nói tại thảo luận ở Quốc hội.

Ngọc Trinh và 'điều bất ngờ'

Ngọc Trinh và 'điều bất ngờ'

(PLO)- Trường hợp của Ngọc Trinh là khá hy hữu khi đương sự bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng chứ không phải các tội vu khống, làm nhục hay lợi dụng quyền tự do dân chủ.

Thương hiệu Việt bị 'hớt tay trên': Tiên trách kỷ…

Thương hiệu Việt bị 'hớt tay trên': Tiên trách kỷ…

(PLO)- Cách tốt nhất để tránh tình trạng thương hiệu Việt rơi vào tay nước ngoài là DN thực hiện đăng ký quyền sở hữu, bảo hộ thương hiệu từ rất sớm tại các thị trường quốc tế trọng điểm mà mình xuất khẩu.