'COC cần phải là một cơ chế cho phép thực thi phán quyết Biển Đông 2016'

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tờ Manila Bulletin dẫn lời cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 7-9 nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của việc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông năm 2016 trong việc tiếp cận các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử (COC) tại Biển Đông.

Tàu hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: AFP

Phát biểu trong buổi lễ nhậm chức của Đại sứ Rodolfo C. Severino Jr. do ĐH Ateneo de Manila tổ chức, ông Del Rosario hôm 7-9 cho biết: “Điều cốt yếu là việc thực thi phán quyết về Biển Đông năm 2016, để tôn trọng pháp quyền. COC phải là một cơ chế thực thi phán quyết của Tòa trọng tài và không cho phép COC phá hoại phán quyết của Tòa trọng tài”.

Ông Del Rosario - cựu Đại sứ Philippines tại Mỹ - cũng nhắc lại ý nghĩa của phán quyết về Biển Đông năm 2016, vốn đã vô hiệu hóa điều mà ông cho là "yêu sách đáng ngờ" của Trung Quốc về các quyền lịch sử được thể hiện qua yêu sách “đường chín đoạn” của Bắc Kinh.

Theo ông, COC cần phải là một cơ chế cho phép thực thi phán quyết của Tòa trọng tài.

“Liên quan COC về Biển Đông, Philippines phải cảnh giác, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng phải cảnh giác chung, chúng ta phải ngăn chặn Trung Quốc đạt được mục tiêu thay thế và phá hoại phán quyết” – ông Del Rosario nhấn mạnh.

Trong khi đó, giáo sư Jay Batongbacal - giám đốc Viện Luật pháp và các Vấn đề biển (ĐH Philippines) - cho rằng một COC về Biển Đông là quan trọng, nhưng thay vì hy vọng một thỏa thuận sâu rộng sẽ sớm được thiết lập, các bên nên “thực tế hơn và làm việc liên quan các thỏa thuận nhỏ hơn”, điều có thể giúp giảm leo thang các tình huống gây tranh cãi tiềm tàng.

“Chúng ta cần thay đổi mục tiêu của mình từ việc hình thành một COC toàn diện và hướng tới việc phát triển từng bước một loạt thỏa thuận mà cuối cùng sẽ trở thành COC trong tương lai” – ông Batongbacal nói.

Yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, hay còn gọi là “đường lưỡi bò” đã bị Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) bác bỏ vào năm 2016.

Trong tuyên bố, Tòa cho biết "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, đồng thời Trung Quốc "không có quyền lịch sử" tại Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đến nay luôn phủ nhận và không tuân thủ theo phán quyết.

Trước đó, phát biểu nhân kỷ niệm năm năm phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông năm 2016, Phó Tổng thống Philippines - bà Leni Robredo – ngày 12-7 đánh giá phán quyết là một phần xác định của luật quốc tế, không thể bị “xóa bỏ” và “phủ nhận”.

Ngày 25-6, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tin tưởng rằng phán quyết đã và sẽ tiếp tục là hòn đá tảng trong luật quốc tế và có giá trị với cả các nước có cùng các thực thể biển có vấn đề như Philippines.

Đừng bỏ lỡ

Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố

Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố

(PLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Trung ương thống nhất cao các chủ trương về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là cấp tỉnh (tỉnh, TP trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, TP); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, TP...

Đọc thêm

Năng lực sản xuất vũ khí của Ukraine đang ở đâu sau 3 năm chiến sự?

Năng lực sản xuất vũ khí của Ukraine đang ở đâu sau 3 năm chiến sự?

(PLO)- Nếu chiến sự Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài thì áp lực về vũ khí sẽ ngày một lớn đối với Kiev. Ukraine có thể sẽ phải cần một nỗ lực hỗ trợ lớn hơn đáng kể, với sự tham gia của toàn bộ châu Âu để có thể tiếp tục duy trì năng lực sản xuất vũ khí trong cuộc chiến kéo dài này.

Nhận diện ’con dao hai lưỡi' với bà Marine Le Pen

Nhận diện ’con dao hai lưỡi' với bà Marine Le Pen

(PLO)- Lãnh đạo đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia Pháp (NR) – bà Marine Le Pen nhận được cả sự ủng hộ và phản đối, khi liên tục phản bác phán quyết của tòa án Pháp kết luận bà phạm tội tham ô và cấm bà tranh cử trong 5 năm.