Công bố hình ảnh mảnh vỡ tên lửa Nga tại điểm rơi của MH17

Theo tờ The Independent, các công tố viên Hà Lan đang tiến hành các bước điều tra hình sự về vụ bắn hạ chuyến bay MH17, xảy ra vào cuối năm 2014. Mới đây, nhóm điều tra đã công bố hình ảnh một phần mảnh vỡ của tên lửa Buk, được nghi là vũ khí dùng để bắn hạ MH17.

Đội điều tra phối hợp quốc tế (JIT), dẫn đầu bởi Hà Lan, đã công bố hình ảnh một mảnh vỡ phần thân ống động cơ của tên lửa Buk. Mảnh vỡ được khẳng định là được phát hiện tại địa điểm vụ rơi máy bay.

Các điều tra viên Hà Lan khẳng định, tiến trình điều tra đã đạt nhiều “bước tiến đánh kể”. Dự kiện các kết luận điều tra sẽ được đưa ra vào những tháng cuối năm 2016, theo The Independent.

Công bố hình ảnh mảnh vỡ tên lửa Nga tại điểm rơi của MH17 ảnh 1

Hình ảnh vỡ tên lửa Buk được nhóm điều tra quốc tế công bố. Ảnh: JIT

Trong bản thông cáo, ủy ban điều tra khẳng định đã gửi đi “nhiều yêu cầu” hỗ trợ pháp lý từ các nước có liên quan đến vụ việc. Tuy nhiên, theo thông cáo này, nhóm điều tra vẫn chưa nhận được thông tin từ phía Nga về loại tên lửa Buk, vốn được tình nghi là vũ khí dùng để bắn hạ máy bay Malaysia và làm toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Ủy ban điều tra khẳng định, bản báo cáo cuối cùng sẽ cung cấp thông tin chi tiết về loại vũ khí được sử dụng để bắn hạ Mh17, cũng như địa điểm chính xác mà loại vũ khí này được khai khỏa. Địa điểm vụ rơi máy bay được ghi nhận nằm trong khu vực mà phe đối lập miền đông Ukraine kiểm soát. Các cáo buộc từ các nước phương Tây và đội điều tra quốc tế gồm chủ yếu là các nước phương Tây đều nhắm đến lực lượng miền đông Ukraine.

Nhóm điều tra viên quốc tế có sự tham gia của chuyên gia các nước Hà Lan, Úc, Malaysia, Bỉ và Ukraine. Nhóm điều tra khẳng định sẽ đệ trình các kết luận và bằng chứng của mình lên một tòa án hình sự hoặc tòa tài phán quốc tế. Chính quyền các nước liên quan đều thề sẽ đưa những người chịu trách nhiệm vụ việc ra trước ánh sáng công lý, và sẵn sàng tự thiết lập một tòa tài phán quốc tế để phân xử.

Công bố hình ảnh mảnh vỡ tên lửa Nga tại điểm rơi của MH17 ảnh 2

Vụ tai nạn hàng không thảm khốc cuối năm 2014 đã làm toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Ảnh: AFP

Từ khi xảy ra vụ việc vào cuối năm 2014 đến nay, chính phủ Nga luôn phủ nhận sự liên quan của mình đối với vụ tai nạn thảm khốc. Nga cũng đưa ra nhiều ảnh chụp vệ tinh và bằng chứng khẳng định một máy bay chiến đấu Kiev có hiện diện trong khu vực xảy ra vụ tai nạn, và có khả năng cũng là thủ phạm bắn hạ MH17. Điện Kremlin cũng kịch liệt phản đối việc hình sự hóa quy mô quốc tế vụ điều tra, đặc biệt khi phía Nga cho rằng vụ điều tra còn thiếu sự khách quan và các bằng chứng chưa đủ thuyết phục.

Theo The Independent, Nga sẽ bỏ phiếu phủ quyết tại Hội đồng Bảo an để ngăn Liên Hiệp Quốc “chống lưng” cho việc thành lập Tòa tài phán quốc tế xét xử hình sự vụ việc.

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

(PLO)- Theo Thông tư 02/2023 của Bộ GTVT có hiệu lực từ 0g ngày 22-3, chu kỳ kiểm định xe ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (xe cá nhân, xe gia đình) có chu kỳ đầu tiên tăng từ 30 tháng lên 36 tháng như bảng dưới đây.
Hungary sẽ không tuân theo lệnh bắt ông Putin

Hungary sẽ không tuân theo lệnh bắt ông Putin

(PLO)- Ông Gergely Gulyas - chánh văn phòng thủ tướng Hungary - cho biết Hungary sẽ không tuân theo lệnh của Tòa án Hình sự Quốc tế về việc bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng công tố Ukraine - ông Andrii Kostin (trái) và Thư ký Tòa án Hình sự Quốc tế Peter Lewis ký thỏa thuận về việc mở văn phòng ICC tại Ukraine ngày 23-3. Ảnh: KYIV INDEPENDENT

Tòa Hình sự Quốc tế mở văn phòng tại Ukraine

(PLO)- Ukraine và Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vừa ký một thỏa thuận về việc mở văn phòng đại diện của ICC tại Kiev, chỉ vài ngày sau khi ICC phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin.