Đặt tên con, cần lưu ý 5 điểm sau

Vậy xin hỏi ngoài quy định không đặt tên con quá dài thì pháp luật còn có những hướng dẫn nào về cách đặt tên cho trẻ.

Bạn đọc Huỳnh Khương (Quận Gò Vấp, TP.HCM)

Luật sư Trịnh Ngọc Hoàn Vũ, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Những hướng dẫn cách đặt trên cho trẻ em được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Nghị định 123/2015 và mới đây nhất là Thông tư 04/2020 của Bộ Tư pháp.

Theo đó, họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha mẹ. Trường hợp cha mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì xác định theo tập quán.

Các bậc cha mẹ mong muốn đặt tên hay, ý nghĩa và tuân thủ các quy định của pháp luật cần phải lưu ý năm điểm sau:

- Thứ nhất, tên của con phải được đặt bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam.

- Thứ hai, không đặt tên của con bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

- Thứ ba, đặt tên con không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

- Thứ tư, đặt tên cho con phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam.

- Thứ năm, không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Chế tài nào cho tài xế vừa chơi game vừa lái xe?

Chế tài nào cho tài xế vừa chơi game vừa lái xe?

(PLO)- Nghị định 168 quy định hành vi “Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ” sẽ bị phạt tiền và trừ điểm giấy phép lái xe.