Dẻo thơm nếp quýt Đạ Tẻh

(PLO)- Giống nếp quýt Đạ Tẻh từ loại gạo du nhập mang hương vị thơm ngon, dẻo, sau 16 năm đưa vào trồng đại trà tại Lâm Đồng trở thành loại gạo giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân tại đây.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nếp quýt là giống gạo nếp được người dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng gieo trồng, sau người dân đem vào trồng trọt tại huyện Đạ Tẻh được hơn 16 năm.

Ban đầu, bà con xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng trồng nếp quýt chủ yếu phục vụ nhu cầu trong gia đình và đãi khách.

Nếp quýt có đặc điểm là vỏ mỏng, hạt tròn mập, trắng đục, dẻo thơm. Đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng dài nhất trong tất cả các giống lúa mà người dân Đạ Tẻh đang trồng.

Nếp Quýt Đạ Tẻh: Hương vị thơm ngon, giá trị kinh tế, tạo thu nhập cho bà con nông dân
Nếp quýt có nguồn gốc từ người dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng, được người dân đem vào Lâm Đồng gieo trồng hơn 16 năm. Ảnh: CHÍ HÀO

Sản lượng và giá trị kinh tế

Bà Yến, nông dân trồng nếp quýt tại huyện Đạ Tẻh, cho biết, giờ đang là vụ chính trong năm, một công (1000 m2) thu khoảng 800kg thóc, một năm được 2 đến 3 vụ.

Về giá, thóc nếp quýt bán cho thương lái được từ 11.000 đồng đến 12.000 đồng/kg, năm 2022 giá chỉ từ 8.000 đồng - 9.000 đồng/kg/thóc

Nếp Quýt Đạ Tẻh: Hương vị thơm ngon, giá trị kinh tế, tạo thu nhập cho bà con nông dân
Cánh đồng nếp quýt tại xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: CHÍ HÀO
nep-quyt-da-teh-2.jpg
Một năm nếp quýt tại Đạ Tẻh cho thu hoạch 2 đến 3 vụ, giá bán cho thương lái dao động từ 9.000 đồng đến 10.000 đồng/ ký.
Ảnh: CHÍ HÀO

Bà Hoàng Oanh, chủ cơ sở gạo và rượu nếp quýt tại Đạ Tẻh, cho biết: "Giá gạo nếp quýt tại các chợ và cửa hàng hiện vào khoảng 32.000 đồng/ kg. Tết lượng nếp bán ra nhiều nhưng giá không thay đổi".

nep-quyt-da-teh-5.jpg
Hiện giá bán là 32.000 đồng/ ký, vào dịp tết lượng nếp bán ra nhiều hơn nhưng không biến động về giá. Ảnh: CHÍ HÀO

Ngoài bán gạo nếp quýt ra, Bà Oanh cho biết, mỗi năm cơ sở của bà thu mua của nông dân trong vùng khoảng 100 tấn thóc nếp quýt thô chưa thành phẩm, tổng giá trị khoảng 1 tỉ đồng, để sản xuất rượu nếp quýt.

nep-quyt-da-teh-8.jpg
Chị Hoàng Oanh cũng cho biết, cơ sở của chị thu mua nếp quýt của bà con nông dân trong vùng để chế biến gạo nếp quýt và sản xuất rượu nếp quýt. Ảnh: CHÍ HÀO

Theo khảo sát, giá bán nếp quýt Đạ Tẻh từ 29.000 - 30.000 đồng/kg nếp thành phẩm năm 2022. Đầu năm nay giá nếp dao động từ 30.000 đồng đến 33.000 đồng/kg nếp thành phẩm.

Với giá bán cho thương lái từ 11.000 đồng đến 12.000 đồng/ký thóc nếp quýt, bà con nông dân thu về khoảng 80 triệu đồng/ha/năm.

Sử dụng và tiêu thụ

Nếp quýt là loại gạo nếp dẻo thơm, có hương vị đặc trưng, được nhiều người ưa chuộng. Nếp quýt được sử dụng làm các món bánh truyền thống như bánh trôi, bánh dày, bánh chưng, xôi,... Ngoài ra, nếp quýt còn dùng để nấu rượu nếp quýt, một loại rượu có hương vị thơm ngon, nồng nàn.

nep-quyt-da-teh-3.jpg
Cánh đồng nếp quýt trổ bông đang chờ bà con nông dân huyện Đạ Tẻh mùa thu hoạch.
Ảnh: CHÍ HÀO
nep-quyt-da-teh-7.jpg
Đòng đòng lúa nếp quýt ngâm với rượu nếp quýt, một thức uống ngon làm từ sản phẩm nông nghiệp truyền thống. Ảnh: CHÍ HÀO

Tạo thu nhập cho bà con nông dân

Nếp quýt được trồng đại trà sau 16 năm đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân địa phương.

Bà Nguyễn Ngọc Mai, ngụ Đạ Tẻh cho biết, gia đình bà trồng khoảng 3 công nếp quýt. Mỗi vụ thu hoạch được khoảng hơn 2 tấn, với giá thu mua khoảng là 11.000 đồng/kg thóc, thu chừng 6-70 triệu/năm. Ngoài ra, gia đình canh tác đan xen các loại cây ngắn ngày khác để tăng thêm thu nhập.

Khuyến khích phát triển bền vững

Theo ông Phạm Xuân Tiện, Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Đạ Tẻh, tổng diện tích lúa nếp quýt toàn huyện hiện khoảng 450 hecta đến 500 hecta. Bình quân năm 2022 và năm 2023, năng suất đạt khoảng 2700 tấn thóc.

Huyện thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến nông phổ biến, khuyến khích bà con trồng các loại dâu tằm và lúa nếp quýt theo hướng hữu cơ sạch, trồng loại cây như tre tầm vông để phủ xanh.

"Đối với các loại cây ăn trái thì chúng tôi cũng khuyến cáo bà con phải trồng ở những nơi phù hợp, học hỏi và nghiên cứu tìm hiểu để áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác để nâng cao năng suất" - ông Tiện cho biết.

Sản xuất nông nghiệp ở huyện Đạ Tẻh

Dân cư trên địa bàn huyện chủ yếu là dân di cư từ khu vực miền Bắc và miền Trung. Trên địa bàn huyện, bên cạnh dân tộc Kinh còn có các dân tộc khác cùng sinh sống như K’Ho, Châu Mạ (là người bản địa), Tày, Nùng (di cư từ phía Bắc vào).

Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng đạt 23.137,5 ha, đạt 100,91% kế hoạch năm, bằng 98,42% so với cùng kỳ, trong đó: diện tích cây hàng năm 7.557 ha, đạt 102,24% KH, cây lâu năm 15.352,0 ha, đạt 100,25% KH;

Tổng sản lượng lương thực quy thóc ước đạt 34.187 tấn, đạt 100,6% KH.

Hiện nay huyện tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình sản xuất gồm: mô hình chuyển đổi vườn tạp; sản xuất lúa theo quy trình VietGap; chương trình sản xuất dâu tằm.

Về phát triển kinh tế dự kiến năm 2024, duy trì mở rộng diện tích sản xuất theo quy trình VietGap, GlobalGAP. Ổn định diện tích canh tác cây trồng khoảng 16.000 ha trong đó diện tích lúa là 2.100 ha, diện tích cây ăn trái là 2.700 ha, dâu tằm là 1.650 ha, điều 5.300 ha, cao su 3.950, cây khác 300 ha.

Theo Báo cáo 547 ngày 13-12-2023 của UBND Huyện Đạ Tẻh

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm