Đức, Pháp đưa máy bay không người lái lên bầu trời Ukraine?

Động thái này được xem như một phần trong sứ mạng của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Bộ Quốc phòng Đức vừa quyết định gửi một phi đội đến miền nam Ukraine và phía Pháp cũng đang xem xét gửi các máy bay không người lái đến khu vực này.

Đức đã bày tỏ thiện ý sẵn sàng đáp ứng đề nghị từ OSCE trong một tuyên bố chính thức trên trang web Bundeswehr’s (Lưc lượng vũ trang Đức).

 Máy bay không người lái của Áo (nguồn AFP)

Binh lính Đức và máy bay không người lái Luna (nguồn Reuters)

Hôm qua, một đội gồm 14 chuyên gia máy bay không người lái của Đức cùng các đồng nghiệp phía Pháp đã đặt chân đến Ukraine. Họ sẽ kiểm tra khu vực gần vùng không giao tranh cạnh thành phố Lugansk.

Trong vòng ba đến năm ngày tới, bộ phận hậu cần, kĩ thuật và y tế cũng sẽ đến đây để phân tích các điều kiện cụ thể và quyết định liệu Đức, có khả năng cả Pháp, sẽ gửi máy bay không người lái đến vùng này hay không.

Quân đội Đức cho biết dựa vào kết quả của hoạt động trinh sát, họ sẽ xem xét liệu có tham gia chiến dịch hỗ trợ OSCE hay không, nếu có thì dưới hình thức nào.

Nếu việc triển khai kế hoạch được bật đèn xanh, Đức sẽ gửi đến Ukraine các máy bay trinh sát không người lái Luna. Loại máy bay này có khả năng bay ở độ cao 5000 mét đến 6 giờ. Chỉ với chiều dài 2,36m và cân nặng khoảng 40 kg, máy bay Luna có thể truyền hình ảnh hay các thước phim trực tiếp đến các trạm dưới mặt đất.

Vào ngày 13 tháng 9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã chính thức thông qua kế hoạch triển khai máy bay không người lái của OSCE. Ngay sau đó, OSCE đã lập tức kêu gọi các thành viên tham gia vào nhiệm vụ này.

Áo có ý định gửi máy bay không người lái Schiebel Camcopter S-100, vốn có khả năng bay cao 5,500 mét trong 6 giờ đồng hồ và đạt vận tốc lên đến 220 km/h. Các máy bay này cho phép lực lượng quan sát dễ dàng theo sự di chuyển của binh lính và dân thường trong khu vực giao tranh và dọc theo đường biên giới. 
Ý tưởng giám sát khu vực biên giới bằng máy bay không người lái đã sớm được phía Moscow hoan nghênh dù trước đó vào tháng Bảy, phía Nga cố thuyết phục OSCE thiết lập các trạm giám sát ở các trạm kiểm soát của Nga.
Kiev và các thành viên nước cộng hòa tự phong Donbas đã đồng ý thỏa thuận ngừng bắn sau cuộc hội đàm diễn ra ở Minsk vào ngày 5 tháng 9 mới đây. Kế hoạch hòa bình, dựa trên đề nghị của Tổng thống Nga Vladimir Putin, kêu gọi các trao đổi tất cả tù binh, giải giáp hoàn toàn và thiết lập viện trợ nhân đạo cho khu vực này.
Cả hai phía ở Ukraine đều cam kết không sử dụng lực lượng quân đội cho đến khi phía đối lập vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận ngừng bắn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm