Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại kêu ca về vốn

Theo đó, hiện công tác mua sắm thiết bị tuyến Cát Linh - Hà Đông triển khai rất chậm ảnh hưởng đến tiến độ toàn bộ dự án. Trong 12 chuyên ngành về thiết bị, đến nay mới triển khai được 1/12 là sản xuất đoàn tàu, còn 11/12 chuyên ngành chưa triển khai được do chưa phê duyệt được hồ sơ mời thầu.

Hiện tại hầu hết nhà ga đã thi công xong phần ke ga và chuẩn bị tiến hành lắp đặt hệ khung giàn mái che các nhà ga. Tuy nhiên, còn một số các hạng mục phụ trợ tổng thầu vẫn chưa ký hợp đồng với các nhà thầu phụ. Cụ thể tổng thầu đã ký được bốn hợp đồng thầu phụ, tám nhà ga còn lại chưa được tổng thầu ký kết. Dù Cục QLXD & CLCTGT đã có nhiều văn bản chỉ đạo và cử các tổ công tác thường xuyên có mặt tại hiện trường để đôn đốc.

Dự án Cát Linh - Hà Đông do Tập đoàn Cục 6 Trung Quốc yêu cầu lãnh đạo Tổng thầu và là dự án tai tiếng nhất ở thủ đô Hà Nội hiện nay. Trước đó, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã thừa nhận đây là nhà thầu yếu kém nhưng không thể thay vì vướng hiệp định đã ký giữa hai nước.

Từ thực trạng trên, Cục QLXD & CLCTGT yêu cầu tổng thầu khẩn trương đàm phán, thương thảo hợp đồng với các nhà thầu phụ những hạng mục còn lại của nhà ga xong trước ngày 15-4 để các nhà thầu phụ triển khai thi công. Đồng thời, khẩn trương chỉ đạo các nhà thầu phụ huy động thêm nhân lực, máy móc, thiết bị để triển khai thi công các hạng mục còn lại của dự án… đẩy nhanh tiến độ, bù lại tiến độ bị chậm trong thời gian qua.

Theo báo cáo của tống thầu, giá thép đang tăng so với trước đây, các nhà thầu phụ đang kiến nghị tổng thầu điều chỉnh lại giá thép cho phù hợp với thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, theo hợp đồng EPC, tổng thầu ký kết với Ban Quản lý dự án đường sắt đơn giá cố định nên không thể điều chỉnh được. Nhưng Cục kiến nghị Bộ GTVT tổ chức cuộc họp để nghe các bên liên quan báo cáo để xem xét, giải quyết, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc.

Cũng theo Cục QLXD & CLCTGT, gần đây đơn vị đã báo cáo Bộ GTVT về việc ký hợp đồng với thầu phụ thi công các hạng mục trên khu Depot, đặc biệt là thi công cọc PCC quá chậm. Bộ GTVT đã có công điện gửi Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Bắc Kinh Trung Quốc, yêu cầu đấy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, chưa có chuyến biến tại hiện trường.

 

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông ban đầu có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Sau một thời gian thi công, đến đầu năm 2014, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 522,86 triệu USD lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD so với ban đầu).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm