Gaza : Hòa bình xa vời

 Phụ nữ và trẻ em chiếm một nữa số lượng thương vong ở Gaza (Nguồn AP)

Cuộc xung đột ở Gaza đã kéo dài đến tuần thứ hai mà vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. 1.050 người Palsetine cùng hơn 40 binh sĩ và dân thường Isreal đã thiệt mạng (theo CNN). Hàng loạt nhà dân, trường học và bệnh viện bị san phẳng. Israel muốn tiếp tục chiến dịch cho đến khi Hamas ngừng bắn tên lửa vào lãnh thổ của mình, trong khi Hamas thề sẽ chiến đấu cho đến khi các yêu sách của họ được thực hiện.

Bất chấp con số thương vong đang tăng cao với gần 1.100 người thiệt mạng mà phần lớn là trẻ em và phụ nữ Palestine, cả hai phe vẫn tiếp tục các đợt tấn công nhắm vào nhau.

Hasan al-Momani, Nhà khoa học chính trị người Jordan trên kênh truyền hình DW (Đức) ngày 23/7 cho biết : ”Hamas và Israel đã để cho tình hình leo thang đến mức độ nguy hiểm - không có cách nào thoát ra được trừ khi họ đạt được một số mục tiêu quan trọng.” Thỏa thuận ngừng bắn dài hạn trong lúc này gần như là một thất bại cho cả hai bên.

Bảo vệ người Do Thái

Phóng viên quân sự Ben-Yishai của CNN nhận định Chiến dịch “Vành đai bảo vệ” của Israel nhắm đến các mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn.

Về ngắn hạn, rõ ràng, chiến dịch quân sự của Israel là để trả đũa các vụ tấn công bằng tên lửa của Hamas, một thống kê cho thấy đã có hơn 2000 quả tên lửa được Hamas bắn vào lãnh thổ Israel kể từ ngày 8/7 nhưng hầu hết không rơi trúng mục tiêu hoặc bị hệ thống phòng thủ Vòm sắt đánh chặn ngay trên không trung. Bên cạnh đó, Tel-Aviv cũng đang cố gắng phá hủy các hệ thống đường ngầm do Hamas đào nhằm vận chuyển vũ khí, tiền bạc, buôn lậu từ Ai Cập thậm chí thâm nhập sâu vào lãnh thổ của Israel. Việc tiêu diệt các đường hầm này sẽ trực tiếp làm cho Hamas suy yếu.

Về dài hạn Chiến dịch “Vành đai bảo vệ” của Israel nếu thành công sẽ đem lại một khoảng thời gian hòa bình đủ dài để người Do Thái quay lại cuộc sống thường ngày. Tập trung vào các vấn đề quan trọng khác như phát triển kinh tế và  tăng cường an ninh.

 Tù nhân Palestine bị quân đội Israel bắt giữ trong chiến dịch quân sự (Theo Reuters).

Hamas củng cố quyền lực

Bên cạnh mục tiêu quan trọng nhất kể tư khi thành lập của Hamas là “sự sụp đổ của nhà nước Do Thái” thì chiến dịch phóng tên lửa vào lãnh thổ Israel, đơn giản là sự phản ứng đầy phẫn nộ trước những đàn áp mà Tel-Aviv đang áp đặt lên người Palestine ở dải Gaza và Bờ Tây. Theo Mariano Castillo của CNN, có thể giải thích các hành động của Hamas qua các nguyên nhân.

Chấm dứt phong tỏa Gaza. Sau khi quân đội Israel rút khỏi Gaza năm 2005 và tháo dỡ các khu định cư của người Do Thái. Người Palestine cho rằng Israel vẫn đang duy trì sự kiểm soát đối với Gaza. Họ nắm giữ biên giới, vùng biển và vùng trời cũng như giám sát toàn bộ hàng hóa giao thương được đưa vào lãnh thổ này. Bên cạnh đó, sự thất bại của phong trào “Những người anh em Hồi Giáo” trên chính trường Ai Cập đã làm cho Hamas mất đi một đồng minh mạnh mẽ. Biên giới của Gaza và Ai Cập ngày nay bị đặt dưới sự giám sát gắt gao của cả Ai Cập và Israel.

Phóng thích tù nhân Palestine. Năm 2011 một người lính Israel bị bắt, Gilad Shalit, được Hamas phóng thích để đổi lấy hơn một nghìn tù nhân Palestine đang bị giam giữ bởi Israel. Rất nhiều người trong số đó đã bị bắt giữ lại.2 tháng trước, hàng chục người Palestine cũng bị bắt giữ sau vụ việc 3 thiếu niên Israel mất tích và sau đó bị giết.  Sự kiện này đã châm ngòi cho cuộc xung đột đẫm máu hiện nay. Hamas cáo buộc Israel đã “không tôn trọng các thỏa thuận” khi tái bắt giữ những người này.

Tìm kiếm sự ủng hộ của người Palestine. Một số nhà phân tích cho rằng Hamas tham gia vào một trận chiến với Israel để củng cố sự ủng hộ của người Palestine. Nhiều người Palestine tin rằng Israel không có ý định tìm kiếm hòa bình lâu dài, và họ sẽ hỗ trợ Hamas vì xem đó là những chiến binh chiến đấu cho lợi  lợi ích của dân tộc mình.

Một báo cáo của Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Israel cho thấy trong cuộc khủng hoảng năm 2012, Hamas đã giành được rất nhiều sự ủng hộ từ các lãnh đạo và các phe phái khác ở Palestine. Nhưng kể từ thời điểm đó đến nay, các chính phủ thân thiện với Hamas ngày cảng giảm dần VD như sự sụp đổ của tổ chức “Anh em Hồi Giáo”  (cha đẻ của Hamas) tại Ai Cập. Có thể nói cuộc xung đột hiện nay là hậu quả từ việc suy yếu vị thế của chính Hamas.


 Pháo binh của Israel đang nã đạn vào Gaza (nguồn AP)

Gian nan trong đàm phám hòa bình

Theo hãng thông tấn DW (Đức), Hamas đưa ra 10 yêu sách để đổi lấy một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài bao gồm những điều khoản mở cửa biên giới, sự rút quân của Israel , xa hơn, Hamas yêu cầu một cảng và sân bay dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc. Người dân Palestine cũng đang kêu gọi chấm dứt các đợt không kích của Israel và có quyền được đến Jerusalem.

Về phía Tel-Aviv, họ xem các điều khoản này là không chấp nhận được, ví dụ như việc chấm dứt kiểm soát không phận Gaza. Đơn giản, Israel cần duy trì sự kiểm soát của mình với vùng trời Gaza nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ khu vực này.

Ông Shlomo Brom của Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS) ở Tel Aviv cho rằng sự hòa giải của Hamas và Fatah nhằm lập ra  một chính phủ chung hồi tháng 4 có thể giúp ổn định tình hình. Nhưng Israel đã lên án những người lãnh đạo Fatah vì hợp tác với một tổ chức khủng bố với tôn chỉ “Tiêu diệt Israel”.

Bên cạnh đó, một trong 10 yêu sách của Hamas là Tel-Aviv không được can thiệp vào công việc nội bộ của Palestine. Theo ông Brom, điều này sẽ dễ dàng được Israel chấp nhận miễn là Hamas từ bỏ cách nhìn nhận Israel như kẻ thù nhưng đối với Hamas, điều này khó mà chấp nhận được.

Trong trường hợp hai bên không tìm được tiếng nói chung, hoả tiển và đạn pháo sẽ tiếp tục nổ ở Gaza. Israel sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại các chiến dịch quân sự cho đến khi Hamas gục ngã và các đường hầm bị tiêu diệt hoàn toàn.

Về trường hợp này ông Brom cho rằng Hamas đã quá yếu để có thể ngừng các cuộc tấn công:” "Điều đó có vẻ như một nghịch lý, nhưng không phải vậy. Bởi vì khi một nhóm người đang ở thế bị dồn vào chân tường. Họ sẽ không thể bỏ cuộc. Nếu bỏ cuộc, đồng nghĩa với sự diệt vong "ông giải thích.

Do đó, một thỏa thuận ngừng bắn dài hạn vẫn còn quá xa vời. Trong khi sự ngoan cố của Hamas và sự cứng rắn của chính quyền ông Netayahu có thể dẫn đến sự gục ngã của chính tổ chức Hồi Giáo này. Nhưng lịch sử đã chứng minh từ các cuộc khủng hoảng năm 2012, Hamas sẽ trở lại mạnh mẽ hơn, Israel cũng vậy. Máu sẽ tiếp tục phải đổ cho đến khi có sự đột phá trong các nỗ lực đàm phán hoặc một trong hai phe chấp nhận lẫn nhau.

                                                                                                                                                  NGỌC ÂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới