Giá than tăng, chi phí mua điện của EVN đội lên 16.600 tỉ

Ngày 25-8, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, giá nhiên liệu đầu vào mà EVN thực hiện đang cao hơn rất nhiều so với thông số giá bình quân đã thực hiện 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá than.

Theo đó, giá than nhập khẩu bình quân tháng 7 tăng 17,5% so với số liệu bình quân tháng 6-2021, tăng 51,8% so với số liệu bình quân thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 250% so với số liệu bình quân thực hiện năm 2020.

Giá dầu HFSO bình quân tháng 7 tăng 23% so với số liệu bình quân thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 68,3% so với số liệu thực hiện bình quân năm 2020.

Số liệu vận hành hệ thống điện quốc gia cho thấy sản lượng phát của nhiệt điện than và dầu chiếm tỉ lệ 51% trên tổng số của tất cả các loại hình nguồn phát.

Các thông số giá than nhập khẩu và giá dầu thế giới đã và đang tác động rất lớn đến chi phí mua điện của EVN đối với các nhà máy nhiệt điện than, khí. Nếu so với cùng kỳ năm 2020 thì chi phí mua điện của EVN năm 2021 tăng tới 16.600 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, tình hình diễn biến thủy văn của các hồ thủy điện ở phía Bắc đến nay không thuận lợi, hiện đã là cuối tháng 8 – tức là thời điểm cuối mùa lũ chính vụ nhưng vẫn chưa có dấu hiệu lũ về các hồ thủy điện.

Với tình hình biến động về giá nhiên liệu đầu vào và thủy văn như trên, EVN đánh giá tình hình tài chính năm 2021 sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Cho vay ngang hàng: Lãi suất bao nhiêu là hợp lý?

Cho vay ngang hàng: Lãi suất bao nhiêu là hợp lý?

(PLO)- Chính phủ đã chính thức cho phép thử nghiệm có kiểm soát hoạt động cho vay ngang hàng trong lĩnh vực ngân hàng, tuy nhiên lãi suất thế nào là hợp lý, rồi cơ chế bảo vệ tài sản cho người cho vay như thế nào là điều cần phải tính đến

Giá dừa trái tăng cao kỷ lục, vì sao?

Giá dừa trái tăng cao kỷ lục, vì sao?

(PLO)- Do tác động của thời tiết khiến sản lượng dừa giảm, trong khi nhu cầu của thế giới cao, đã tác động tới giá dừa tăng cao trong nước.

‘Miếng bánh’ trăm tỷ đô thị trường bán lẻ Việt: Doanh nghiệp nội tăng tốc

‘Miếng bánh’ trăm tỷ đô thị trường bán lẻ Việt: Doanh nghiệp nội tăng tốc

(PLO)- Năm 2025 đánh dấu giai đoạn tăng tốc của chuỗi bán lẻ WinCommerce (WCM), đơn vị vận hành hệ thống WinMart/WinMart+/WiN. Sau khi ghi nhận lợi nhuận sau thuế dương trong năm 2024, WCM tiếp tục thúc đẩy chiến lược mở rộng quy mô và hiện đại hóa thị trường bán lẻ, với trọng tâm đặc biệt vào khu vực nông thôn – nơi chiếm hơn 60% dân số Việt Nam và đang có tốc độ chuyển dịch tiêu dùng nhanh chóng.