Một biếm họa về những căng thẳng gần đây trên biển Hoa Đông giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Mới chỉ mấy ngày trước, một chiến đấu cơ của Trung Quốc bay cách một máy bay giám sát của Nhật chỉ khoảng 30 m trên vùng trời ở biển Hoa Đông. Đáng chú ý, sự việc này đã xảy ra hai lần trong vòng chỉ vài tuần, và là vụ mới nhất trong một chuỗi những vụ “giáp mặt” đầy nguy hiểm trên các vùng biển và vùng trời gần Trung Quốc.
Tạp chí The Diplomat điểm lại, vào tháng 12 năm ngoái, một chiến hạm của Trung Quốc suýt nữa thì va chạm với tàu USS Cowpens của Mỹ khi “sượt” qua con tàu tuần dương này trên khu vực hải phận quốc tế thuộc biển Đông. Trong mấy năm gần đây, tàu Trung Quốc thi thoảng lại quấy rối tàu hải quân không được trang bị vũ khí của Mỹ ở vùng biển ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Tuy nhiên, vụ xảy ra vào tháng 12/2013 là giữa hai con tàu có vũ trang.
Trước đó, vào đầu năm 2013, tàu Trung Quốc sử dụng radar kiểm soát hỏa lực để ngắm bắn một tàu khu trục và một báy bay trực thăng của Nhật Bản.
Còn cách đây ít hôm, báo chí Nhật lại đưa tin, một tàu khu trục của Trung Quốc lại dùng radar kiểm soát hỏa lực để ngắm bắn tàu chiến và máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản gần các mỏ khí đốt mà Trung Quốc đang khai thác tại Hoa Đông.
Thật khó có thể tưởng tượng hành động nào có thể mang tính gây hấn ở mức độ cao hơn, bởi các hành động trên của Trung Quốc chỉ còn cách việc khai hỏa đúng một bước.
Tất cả các vụ việc trên đều không có thương vong, nhưng là nhờ sự nhẫn nhịn của bên đối mặt với sự hung hăng của Trung Quốc. Nếu không có sự bình tĩnh của các phi công Nhật, kinh nghiệm của các thuyền trưởng Mỹ, và sự kiềm chế của các chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, thì bất kỳ vụ việc nào kể trên cũng có thể để lại hậu quả không hề nhỏ.
Một câu hỏi được đặt ra là, vì sao các lực lượng của Trung Quốc lại “thích” hành động liều lĩnh như vậy? Bởi, việc các sỹ quan quân đội Trung Quốc lặp đi lặp lại cùng một hành vi cho thấy, đây không phải là những hành động bốc đồng nhất thời.
Thay vào đó, những hành động này là một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm giành quyền kiểm soát các vùng biển lân cận và thay đổi quy tắc hành vi trên các vùng hải phận và không phận quốc tế ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Theo The Diplomat, có thể Bắc Kinh nghĩ rằng, nếu họ làm cho việc hoạt động của các lực lượng Mỹ - Nhật tại các khu vực này trở nên nguy hiểm, thì đối phương sẽ phải giảm các hoạt động này xuống.
Chính sách “tôi thách anh” của Trung Quốc dựa trên một số giả định.
Thứ nhất, Trung Quốc cho rằng, đối phương muốn tránh những vụ tai nạn gây thương vong. Thứ hai, Trung Quốc cho rằng, đối phương muốn tránh xung đột thực sự. Và thứ ba, Trung Quốc cho rằng, quân đội Nhật và Mỹ - đã được đào tạo kỹ và giàu kinh nghiệm - đủ khả năng để thực hiện sự kiềm chế trước các hành vi thách thức của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đây là những giả định đầy nguy hiểm. Đối với Nhật Bản, những nguy cơ mà nước này đang đối mặt là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trong khi đó, dù Washington mới chỉ gửi đi những thông điệp lẫn lộn về cam kết với khu vực, thì những nguy cơ mà Nhật Bản phải đối mặt cũng có thể chứa đựng cả những rủi ro đối với nước Mỹ - quốc gia mà an ninh và sự thịnh vượng có sự ràng buộc với trật tự tự do quốc tế mà Bắc Kinh có vẻ như đang có ý định đảo lộn.
Có lẽ, các nhà lãnh đạo ở Tokyo và Washington đánh giá cao sinh mệnh của con người hơn so với những người đồng cấp Trung Quốc. Chắc chắn, cả Nhật và Mỹ đều không muốn chứng kiến một tai nạn hay sự bùng phát hận thù ở châu Á, nhưng cả hai cũng không tính chuyện cho phép mọi chuyện diễn ra theo cách mà Trung Quốc mong muốn.
Trên thực tế, nếu Trung Quốc thành công trong việc thiết lập quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp và buộc các quốc gia khác phải lùi hoạt động ra thật xa bờ biển Trung Quốc, thì các quốc gia láng giềng của nước này và Mỹ sẽ trở nên kém an toàn và dễ bị tồn thương hơn. Khi đó, khả năng xảy ra xung đột cũng sẽ bị đẩy lên cao hơn.
Ngoài ra, đúng là các binh sỹ Mỹ và Nhật Bản được đào tạo kỹ lưỡng và có kỷ luật cao, nhưng họ cũng là những con người phải làm việc trong điều kiện áp lực cao. Bởi thế, hành động của họ có thể không hoàn toàn có thể đoán trước. Thật khó để tưởng tượng liệu một thuyền trưởng tàu khu trục của Nhật - đối mặt với việc radar kiểm soát hỏa lực của nước khác ngắm bắn tàu của mình - sẽ quyết định đâu là cách tốt nhất để tự vệ giữa một bên là “đáp lễ” bằng hành động tương tự, hoặc thậm chí là khai hỏa trước.
The Diplomat kết luận, Trung Quốc đang chủ ý sử dụng lực lượng của mình theo cách mà va chạm hoặc tai nạn dễ dàng xảy ra hơn, nhưng lại trông đợi vào đối phương để đảm bảo rằng hậu quả như vậy sẽ tránh được. Nói một cách đơn giản, Bắc Kinh đang đùa với số phận.
Tạp chí The Diplomat điểm lại, vào tháng 12 năm ngoái, một chiến hạm của Trung Quốc suýt nữa thì va chạm với tàu USS Cowpens của Mỹ khi “sượt” qua con tàu tuần dương này trên khu vực hải phận quốc tế thuộc biển Đông. Trong mấy năm gần đây, tàu Trung Quốc thi thoảng lại quấy rối tàu hải quân không được trang bị vũ khí của Mỹ ở vùng biển ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Tuy nhiên, vụ xảy ra vào tháng 12/2013 là giữa hai con tàu có vũ trang.
Trước đó, vào đầu năm 2013, tàu Trung Quốc sử dụng radar kiểm soát hỏa lực để ngắm bắn một tàu khu trục và một báy bay trực thăng của Nhật Bản.
Còn cách đây ít hôm, báo chí Nhật lại đưa tin, một tàu khu trục của Trung Quốc lại dùng radar kiểm soát hỏa lực để ngắm bắn tàu chiến và máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản gần các mỏ khí đốt mà Trung Quốc đang khai thác tại Hoa Đông.
Thật khó có thể tưởng tượng hành động nào có thể mang tính gây hấn ở mức độ cao hơn, bởi các hành động trên của Trung Quốc chỉ còn cách việc khai hỏa đúng một bước.
Tất cả các vụ việc trên đều không có thương vong, nhưng là nhờ sự nhẫn nhịn của bên đối mặt với sự hung hăng của Trung Quốc. Nếu không có sự bình tĩnh của các phi công Nhật, kinh nghiệm của các thuyền trưởng Mỹ, và sự kiềm chế của các chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, thì bất kỳ vụ việc nào kể trên cũng có thể để lại hậu quả không hề nhỏ.
Một câu hỏi được đặt ra là, vì sao các lực lượng của Trung Quốc lại “thích” hành động liều lĩnh như vậy? Bởi, việc các sỹ quan quân đội Trung Quốc lặp đi lặp lại cùng một hành vi cho thấy, đây không phải là những hành động bốc đồng nhất thời.
Thay vào đó, những hành động này là một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm giành quyền kiểm soát các vùng biển lân cận và thay đổi quy tắc hành vi trên các vùng hải phận và không phận quốc tế ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Theo The Diplomat, có thể Bắc Kinh nghĩ rằng, nếu họ làm cho việc hoạt động của các lực lượng Mỹ - Nhật tại các khu vực này trở nên nguy hiểm, thì đối phương sẽ phải giảm các hoạt động này xuống.
Chính sách “tôi thách anh” của Trung Quốc dựa trên một số giả định.
Thứ nhất, Trung Quốc cho rằng, đối phương muốn tránh những vụ tai nạn gây thương vong. Thứ hai, Trung Quốc cho rằng, đối phương muốn tránh xung đột thực sự. Và thứ ba, Trung Quốc cho rằng, quân đội Nhật và Mỹ - đã được đào tạo kỹ và giàu kinh nghiệm - đủ khả năng để thực hiện sự kiềm chế trước các hành vi thách thức của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đây là những giả định đầy nguy hiểm. Đối với Nhật Bản, những nguy cơ mà nước này đang đối mặt là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trong khi đó, dù Washington mới chỉ gửi đi những thông điệp lẫn lộn về cam kết với khu vực, thì những nguy cơ mà Nhật Bản phải đối mặt cũng có thể chứa đựng cả những rủi ro đối với nước Mỹ - quốc gia mà an ninh và sự thịnh vượng có sự ràng buộc với trật tự tự do quốc tế mà Bắc Kinh có vẻ như đang có ý định đảo lộn.
Có lẽ, các nhà lãnh đạo ở Tokyo và Washington đánh giá cao sinh mệnh của con người hơn so với những người đồng cấp Trung Quốc. Chắc chắn, cả Nhật và Mỹ đều không muốn chứng kiến một tai nạn hay sự bùng phát hận thù ở châu Á, nhưng cả hai cũng không tính chuyện cho phép mọi chuyện diễn ra theo cách mà Trung Quốc mong muốn.
Trên thực tế, nếu Trung Quốc thành công trong việc thiết lập quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp và buộc các quốc gia khác phải lùi hoạt động ra thật xa bờ biển Trung Quốc, thì các quốc gia láng giềng của nước này và Mỹ sẽ trở nên kém an toàn và dễ bị tồn thương hơn. Khi đó, khả năng xảy ra xung đột cũng sẽ bị đẩy lên cao hơn.
Ngoài ra, đúng là các binh sỹ Mỹ và Nhật Bản được đào tạo kỹ lưỡng và có kỷ luật cao, nhưng họ cũng là những con người phải làm việc trong điều kiện áp lực cao. Bởi thế, hành động của họ có thể không hoàn toàn có thể đoán trước. Thật khó để tưởng tượng liệu một thuyền trưởng tàu khu trục của Nhật - đối mặt với việc radar kiểm soát hỏa lực của nước khác ngắm bắn tàu của mình - sẽ quyết định đâu là cách tốt nhất để tự vệ giữa một bên là “đáp lễ” bằng hành động tương tự, hoặc thậm chí là khai hỏa trước.
The Diplomat kết luận, Trung Quốc đang chủ ý sử dụng lực lượng của mình theo cách mà va chạm hoặc tai nạn dễ dàng xảy ra hơn, nhưng lại trông đợi vào đối phương để đảm bảo rằng hậu quả như vậy sẽ tránh được. Nói một cách đơn giản, Bắc Kinh đang đùa với số phận.
Theo An Huy (Vneconomy)