Theo dòng thời sự

Giảm thuế thu nhập cá nhân để bữa cơm 'tươi' hơn một chút

(PLO)-  Suốt hơn hai năm qua, người làm công ăn lương chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19 khiến thu nhập sụt giảm sâu nhưng đối tượng này lại chưa được miễn giảm thuế thu nhập cá nhân. Đó là điều rất vô lý!
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Suốt hơn hai năm qua, người làm công ăn lương chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19 khiến thu nhập sụt giảm sâu nhưng đối tượng này lại chưa được miễn giảm thuế thu nhập cá nhân. Đó là điều rất vô lý!

Trên đây là một trong những bất hợp lý của thuế thu nhập cá nhân (TNCN)được nhiều người đóng thuếchuyêngia phản ánh trong thời gian gần đây. Chưa hết, mức giảm trừ gia cảnh hiện nayđược cácchuyêngia đánh giálà không dựa vào mức sống tối thiểu, thu nhập bình quân, hay mức lương tối thiểu vùng.

Bằng chứng là từ năm 2020 đến nay giá hạt gạo, mớ rau, ký thịt, chai dầu ăn, xăng dầu, tiền thuê nhà, học phí, viện phí, tiền điện, nước… đều tăng rất nhiều. Trong khi đó, mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người lao động và 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc không đủ để họ đảm bảo cuộc sống, nhất làtại cácTP lớn nhưNộivà TP.HCM.

Thêm vào đó, bậc thuế quá dày và quá cao cũng không khuyến khích, nuôi dưỡng nguồn thu. Ví dụ biểu thuế lũy tiến từng phần có tới bảy bậc với mức thuế cao nhất lên tới 35%, cao gần gấp đôi với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chính điều này khiến gánh nặng thuế đối với người làm công ăn lương gia tăng. Chưa kể, hiện người nước ngoài được trừ học phí cho con trong khi người trong nước lại khôngđược. Đáng chúý, số thu từ thuế TNCN liên tục tăng trong bối cảnh người dân đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh là rất nghịch lý.

Vì vậy, đã đến lúc ngành thuế cần rà soát lại những điểm bất hợp lý trong quy định của Luật Thuế TNCN. Trong đó, cần xem xét khấu trừ những chi phí thiết yếu cho người nộp thuế như tiền học cho con, tiền chữa bệnh hiểm nghèo mà bảo hiểm không chi trả, tiền điện, tiền nước…

Mặt khác, mức giảm trừ gia cảnh nên căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng để mỗi năm khi tăng mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ cũng tự động tăng theo, thay vì cột cứng ở mức cố định như hiện nay. Song song đó, cần điều chỉnh ngưỡng thu nhập chịu thuếhằng năm để bám sát thực tiễn cuộc sống, giảm áp lực cho người nộp thuế.

Khi ngành thuế có chính sách chia sẻ với người làm công ăn lương thông qua việc bổ sung, sửa những điều chưa hợp lý sẽ thể hiện được tinh thần nhân văn, cầu thị. Hơn nữa, nhưnhiều chuyêngia phântích, việc miễn, giảm thuế TNCN sẽ tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, tạo động lực cho phục hồi kinh tế.

Như một chuyên gia từngnêuquan đim rng việc miễn giảm thuế TNCN không giúp người lao động giàu lên nhưng có thể giúp họ tái tạo sức lao động và bữa cơm của họ “tươi” hơn một chút!

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm