Mức phạt cao nhất cho đến nay là 1,1 tỉ euro dành cho Intel năm 2009.
EU cáo buộc Google lạm dụng sự độc quyền để đẩy dịch vụ mua sắm trực tuyến của mình lên trên các đối thủ trong kết quả tìm kiếm một cách bất hợp pháp. Vụ việc đã kéo dài từ cuối năm 2010.
Google đã bác bỏ sự việc này. Theo các nguồn tin thân cậy với Reuters, công ty này không có kế hoạch nào để kháng cáo sau ba lần đối đầu thất bại trong sáu năm qua, trừ khi cơ quan kiểm soát châu Âu thay đổi quan điểm của mình.
Telegraph lại cho rằng gã khổng lồ sẽ chiến đấu đến cùng, giống như Intel đã trì hoãn án phạt cho đến khi quyết định cuối cùng được đưa ra năm 2014.
Ủy viên cạnh tranh châu Âu Margrethe Vétager.
Quyết định phạt sẽ được công bố sớm nhất là đầu tháng sau nhưng chưa phải là quyết định cuối cùng, theo Telegraph. Số tiền phạt có thể thay đổi.
Ủy ban được phép phạt tối đa 10% doanh thu bán hàng, lên tới 6 tỉ euro trong trường hợp Google. Quyết định phạt cũng đi kèm với bảy năm điều tra các thực hành tìm kiếm của Google.
Ngoài tiền phạt, Google còn phải thay đổi các thực hành tìm kiếm phù hợp với luật châu Âu. Công ty này cũng bị cấm dùng kỹ thuật thao tác trên kết quả tìm kiếm để thiên vị các dịch vụ của mình và hạ bệ đối thủ, có thể là trên tất cả nhóm sản phẩm, không chỉ là dịch vụ mua sắm.
Song song đó, hồi tháng trước các nhà điều phối luật châu Âu cũng bắt đầu nhắm vào Android với đơn tố cáo Google đang làm hại các đối thủ bằng cách áp đặt một số ứng dụng nhất định được cài đặt trước trên điện thoại của nó.
EU lo ngại là với quy mô ngày càng mở rộng của Google, để phát triển bền vững, công ty này sẽ khởi động một cuộc chiến lớn chống lại EU.