Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi hôm29-7 tuyên bố các thành viên và nhân viên Hạ viện phải đeo khẩu trang để phòng chống dịch COVID-19, theo hãng tin Reuters.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tuyên bố rằng các thành viên và nhân viên Hạ viện phải đeo khẩu trang. Ảnh: DREW ANGERER/GETTY IMAGE/CNN
Chỉ được tháo khẩu trang khi lên phát biểu
Bà Pelosi cho biết khẩu trang sẽ được phát cho những ai quên đem và các nghị sĩ chỉ được tháo khẩu trang khi phát biểu tại phòng họp lớn của hạ viện.
Chủ tịch Hạ viện hy vọng tất cả các thành viên và nhân viên tuân thủ yêu cầu này như một dấu hiệu tôn trọng sức khoẻ của bản thân, sự an toàn và sức khoẻ của những người khác có mặt trong phòng họp và các khu vực xung quanh.
Động thái này được đưa ra sau khi nghị sĩ đảng Cộng hòa Louie Gohmert (66 tuổi), người từng kiên quyết từ chối đeo khẩu trang, đã nhiễm bệnh COVID-19. Hôm 28-7, ông Gohmert có tham dự phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Hạ viện với Bộ trưởng Tư pháp William Barr và các nhà lập pháp hàng đầu khác.
Ông Barr và Gohmert, cả hai đều không đeo khẩu trang và đi khá gần nhau khi tiến vào hội trường. Phát ngôn viên Bộ Tư pháp cho biết ông Barr đã xét nghiệm ngày 29-7 và không bị nhiễm COVID-19, theo đài CNN.
Đeo khẩu trang thôi vẫn chưa đủ
Một nhân viên y tế ở Indonesia trang bị kính và tấm che mắt để bảo vệ mình khỏi lây nhiễm COVID-19. Ảnh: REUTERS/RT
Trong khi nhiều doanh nghiệp và các tiểu bang khác nhau đã ra quy định đeo khẩu trang ở nơi công cộng thì liên bang vẫn chưa có bất cứ quy định nào về vấn đề này.
Video sau đó đã bị Twitter và các phương tiện truyền thông xã hội khác gắn cờ và xóa vì cáo buộc truyền bá thông tin sai lệch về đại dịch.
Ông Fauci sau đó cũng lên án cái bài đăng về khẩu trang của Tổng thống Trump trên Twitter là không hữu ích và khẳng định một lần nữa rằng thuốc hydroxychloroquine không hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhân COVID-19.
Ngày 29-7, Mỹ ghi nhận số ca tử vong vì dịch COVID-19 vượt quá 150.000 người. Các chuyên gia lo ngại rằng con số này có thể tăng lên thành vài trăm ngàn người nếu Mỹ không thay đổi phương thức chống dịch.
Tính đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia bị đại dịch gây ảnh hưởng nặng nề nhất với 4.568.037 ca nhiễm và 153.840 ca tử vong, theo trang thống kê Worldometer. Tình hình ngày càng trở nên căng thẳng khi các bệnh viện ngày càng trở nên quá tải, nhân viên y tế và vật tư thiếu hụt khiến nhiều người dân phải tự điều trị tại nhà. Trong khi đó, chính quyền nhiều bang vẫn đang có kế hoạch mở cửa lại trường học, còn người dân thì không tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội.