Được biết, BYD đã liên tục đăng ký bằng sáng chế trong 20 năm qua, số lượng bằng sáng chế nhiều gấp 16 lần so với Tesla, phần lớn là nhằm bảo vệ công nghệ pin của mình.
Dữ liệu được công bố gần đây bởi Patent Result ở Tokyo cho thấy BYD đã nộp đơn xin hơn 13.000 bằng sáng chế từ năm 2003 đến năm 2022 trong khi đó Tesla chỉ nộp đơn xin 863 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.
Hơn một nửa số bằng sáng chế của BYD có liên quan đến pin. Điều này nói lên và giải thích tại sao không giống như hầu hết các nhà sản xuất ô tô khác đang chế tạo xe điện, BYD có thể sử dụng các bộ pin do chính họ phát triển thay vì phải chuyển sang nhà cung cấp bên thứ ba.
Sự phụ thuộc nhiều vào các bằng sáng chế của BYD rất quan trọng vì các công nghệ pin độc quyền của hãng này có thể bị lộ khi tháo rời các bộ pin.
Để so sánh, Tesla có vẻ giảm nguy cơ bị các công ty khác bắt chước bằng cách chỉ sử dụng công nghệ sản xuất mới trong các nhà máy của mình.
Theo Nikkei Asia, một nhược điểm của bằng sáng chế là các chi tiết phải được công khai, điều đó có nghĩa là chúng có thể bị bắt chước.
Theo luật sư về bằng sáng chế Hideto Kono, một nhà sản xuất ô tô tầm cỡ như Tesla thường sẽ nộp đơn xin số lượng bằng sáng chế “ít nhất gấp 10 lần” như họ đã có trong hai thập kỷ qua.
Một lời giải thích tại sao Tesla có ít bằng sáng chế hơn là vì hãng này phụ thuộc nhiều vào phần mềm và việc phát triển phần mềm sử dụng nhiều thông tin có sẵn công khai.
Theo Nikkei Asia lưu ý rằng nhiều bằng sáng chế của Tesla liên quan đến cơ sở hạ tầng sạc và liên lạc giữa xe điện và người lái xe.
BYD đã khẳng định mình là công ty đi đầu trong việc phát triển và sản xuất pin lithium-ion với cực âm sắt photphat. Những loại pin này rẻ hơn so với các loại pin của đối thủ Hàn Quốc có pin lithium bậc ba sử dụng niken và coban.