IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

(PLO)- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm 2022, nhưng lại hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong báo cáo mới đây, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm 2022, cao hơn 1 điểm % so với mức dự báo của ba tháng trước đó và là lần điều chỉnh tăng mạnh duy nhất trong số các nền kinh tế lớn ở châu Á.

Dù dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 hạ xuống còn 6,7%, tức giảm 0,5 điểm % so với dự báo trước đó nhưng vẫn là mức khả quan so với viễn cảnh u ám ở các nước khác và là mức tăng trưởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Á.

Theo IMF, kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng do nới lỏng và linh hoạt các biện pháp kiểm soát dịch hậu COVID-19, đồng thời áp dụng chiến lược sống chung với COVID-19 cũng như tiến hành chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn.

Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ như duy trì lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng mạnh và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội phù hợp, cùng với đó là hoạt động sản xuất tăng cao và sự phục hồi trong hoạt động bán lẻ và du lịch.

Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam cũng gặp phải những trở ngại do tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc. Sự suy giảm này sẽ làm giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là từ các đối tác thương mại quan trọng như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).

Ngoài ra, Việt Nam đang siết chặt các quy định tài chính khi Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Việc này làm tăng chi phí tài chính và có thể khiến dòng vốn chảy ra ngoài.

Bất ổn về thương mại toàn cầu và thị trường tài chính gia tăng có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi, đặc biệt nếu một số ngành không thể tiếp cận hàng hóa trung gian cần thiết do chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Điều đó có thể làm giảm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, làm chậm tốc độ tăng trưởng sản xuất và công nghệ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm