Bệnh cảm cúm, cảm lạnh
1. Thức uống nóng: Trà nóng có thể làm giảm sổ mũi hắt hơi, bớt đau họng, mệt mỏi. Trà có các chất tự nhiên kháng khuẩn, giúp chống viêm nhiễm khi bạn đang bệnh.
Uống trà cũng giúp chống mất nước, giảm đau họng, nghẹt mũi. Các loại thức uống nóng như trà hoa cúc, trà gừng, trà xanh làm dịu xoang, giảm đau bụng.
Thêm vào ít mật ong và nước chanh có thể tăng thêm vitamin C. Bạn cũng có thể uống trà nghệ vì nghệ có tính kháng sưng viêm tự nhiên.
Trà nóng có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe khi bị cảm, cúm. Hình minh họa.
2. Trái cây họ cam chanh: Dù nước cam chanh không thể chữa khỏi bệnh nhưng thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, rút ngắn thời gian bị bệnh.
Các loại trái cây như bưởi, cam, chanh tăng cường miễn dịch, cải thiện các chức năng của hệ thống miễn dịch. Vitamin C rất quan trọng với khả năng miễn dịch, giúp khỏi bệnh nhanh hơn.
Các loại thực phẩm khác như ớt, dâu… cũng rất dồi dào chất này.
3. Rau lá xanh: Ví dụ như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn… có tính chống ôxy hóa mạnh giúp chống bệnh. Các loại thực phẩm giúp giảm sưng viêm như nấm, cà chua, rau lá xanh, hạt, dầu cá, trái cây… rất có lợi cho người bệnh. Nấm giúp tế bào bạch cầu sống lâu hơn để kháng bệnh tốt hơn.
Nếu khó ăn rau, bạn có thể xay, ép chúng thành nước uống.
Trứng chứa nhiều kẽm, tốt cho người bị cảm lạnh. Hình minh họa.
4. Trứng: Khi cơ thể bị bệnh, bao tử có thể không làm việc được để tiêu hóa quá nhiều thức ăn, thịt khó tiêu. Nhưng bạn cần protein để duy trì sức khỏe. Do đó, trứng là một lựa chọn tốt để cung cấp protein dễ tiêu hóa, nấu nướng.
Trong trứng chứa nhiều kẽm, chất này thường có trong thuốc trị cảm lạnh.
5. Sữa chua, Kefir: Vi sinh khuẩn có tác dụng kháng bệnh tốt nhất. Sữa chua thường hay sữa kefir đều cung cấp vi sinh khuẩn tốt, củng cố hệ thống vi sinh khuẩn đường ruột, giảm sưng viêm. Sữa chua giàu canxi cũng có thể cung cấp thêm protein.
6. Khoai lang: Đây là nguồn cung cấp vitamin A giúp tăng bạch cầu để giữ màng tế bào khỏe mạnh, chống viêm nhiễm.
Khoai lang cung cấp vitamin A giúp tăng bạch cầu để giữ màng tế bào khỏe mạnh, chống viêm nhiễm. Hình minh họa.
7. Súp lơ: Ăn rau này giúp phòng bệnh vì chúng giàu choline và glutathione để chống vi khuẩn, virus, bảo vệ vi sinh khuẩn tốt trong ruột.
Bệnh dạ dày, buồn nôn: Đôi khi bị cảm lạnh, cảm cúm sẽ đi kèm với đau dạ dày, nôn ói. Bạn nên ăn chế độ ăn nhiều chuối, cơm, sốt táo, bánh mì nướng…
8. Gừng: Gừng là chất chống nôn tự nhiên, ngăn ngừa và làm giảm các bệnh dạ dày như táo bón, đầy hơi, nôn mửa…
Đau cổ họng
1. Súp, canh ấm: Các loại súp nóng làm dịu cơn cảm lạnh và đau cổ họng, giảm nặng ngực, thông thoáng xoang mũi, giữ ẩm khoang mũi… Súp nóng cũng chống sưng viêm cổ họng, giữ nước cho cơ thể, cung cấp thêm vitamin, dưỡng chất trong thành phần như thịt gà, rau…
Mật ong giúp chữa đau họng rất tốt. Hình minh họa.
2. Mật ong: Ngoài thuốc và nước muối, mật ong cũng chữa đau họng rất tốt. Mật ong giúp diệt khuẩn và khi uống chung với thức uống nóng như trà gừng có thể chữa trị đau họng, cảm cúm.
3. Kem que: Nếu cổ họng quá đau nhức không thể uống, bạn có thể cung cấp nước cho cơ thể bằng kem que. Kem lạnh làm "đóng băng" cổ họng tạm thời, cung cấp dưỡng chất. Bạn nên dùng kem được làm từ thành phần tự nhiên.
Nếu bạn bị sốt hoặc tiêu chảy, thì điều quan trọng khi sốt là phải giữ đủ nước, vì thiếu nước sẽ làm tình trạng đau đầu, đau cơ thể, mệt mỏi, táo bón nặng hơn. Bạn cần uống thật nhiều nước, tránh cà phê làm lợi tiểu mất nước.
Trong trường hợp bị ói, tiêu chảy, sốt, đổ mồi hôi, bạn nên uống thức uống cung cấp điện giải như nước dừa.