Theo số liệu của cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm (FSA), ước tính có hơn một triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm ở Anh mỗi năm. Phần lớn những ca ngộ độc này, bắt nguồn từ những người ăn thức ăn được chế biến các cửa hàng thức ăn nhanh, khách sạn, nhà hàng và quán cà phê. FSA cho rằng nguyên nhân dẫn đến số ca ngộ độc thực phẩm trên không loại trừ khả năng các quán ăn, nhà hàng vệ sinh nhà bếp kém và bố trí không gian bếp không khoa học. Để bếp ăn luôn sạch sẽ đảm bảo an toàn FSA cũng đưa ra những tiêu chí sau:
Nên bảo quản tách biệt thực phẩm đã chế biến và thực phẩm sống
Các thực phẩm đã chế biến sẵn cần phải được bảo quản riêng với thực phẩm sống, đối với bếp ăn và tủ lạnh cá nhân, gia đình thực phẩm đã chế biến cần phải được để phía trên thực phẩm tươi sống. Riêng các nhà hàng quán ăn thì cần bảo đảm an toàn cao hơn bằng việc nên có hai tủ lạnh riêng để chứa thực phẩm đã nấu chin và thực phẩm sống. Không chỉ tách riêng thực phẩm trong khâu bảo quản mà bếp và thớt cũng phải sử dụng riêng cho từng khi chế biến thức ăn tránh tình trạng sử dụng chung dụng cụ bếp cho thực phẩm chín và thực phẩm sống.
Không nên sử dụng chung dao, thớt để thái cắt thức ăn sống và thức ăn đã chế biến. Ảnh: Internet
Nhà bếp cần có nhiều ánh sáng
Yếu tố ánh sáng rất quan trọng trong không gian bếp bởi không gian bếp sáng sủa giúp đầu bếp dễ dàng chế biến thức ăn tránh được những tai nạn ngoài ý muốn khi đang chế biến nấu nướng. Theo FSA, ánh sáng cần được tập trung ở không gian bổn rửa, sàn bếp để dễ dàng vệ sinh tránh trường hợp những mẩu vụn thức ăn rơi vào góc tối thu hút vi khuẩn và côn trùng không mong muốn. Theo chuyên gia các khu bếp nên chọn bóng đèn LED bởi loại đèn này vừa đảm bảo được độ sáng cũng như chi phí thấp.
Vật liệu để xây dựng nhà bếp dễ vệ sinh và không thấm hút dầu mỡ. Ảnh: Internet.
Không gian bếp thoáng và sạch sẽ
Đối với nhiều gia đình chỉ chú trọng tính thẩm mỹ cho không gian nhà bếp mà quên mất đi những yêu cầu cơ bản để bảo đảm an toàn thực phẩm trong lúc chế biến, FSA khuyên rằng nhà bếp cần được sơn màu sáng và nước sơn cần được phủ đầy diện tích các bức tường trong phòng bếp nhằm hạn chế tối đa sự xuất hiện của nấm mốc và vi khuẩn. Riêng với sàn bếp cần phải được thiết kế chắc chắn, gạch lót sàn nên chọn loại không trơn trượt và không thấm nước hoặc dầu khi bị đổ.
Bồn rửa không được đặt cạnh khu vực chế biến để tránh nước bẩn văng vào thức ăn. Ảnh: Internet
Sắp xếp vị trí trong không gian bếp hài hòa
Cần đảm bảo tất cả thiết bị vật dụng bếp như máy trộn, máy thái, nồi chiên, tủ lạnh và tủ đông không được đặt ở những góc khuất của bếp để có thể dễ dàng làm vệ sinh. Bồn rửa tuyệt đối không được đặt cạnh nơi chế biến thức ăn để tránh tình trạng nước bẩn có thể văng vào thực phẩm đã chuẩn bị để chế biến. Nếu không gian bếp hẹp thì nên có tấm ngăn giữa bồn rửa và khu vực chế biến thức ăn.