Khủng hoảng khiến thị trường lao động toàn cầu phục hồi chậm

(PLO)- Những cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên toàn cầu khiến công cuộc phục hồi thị trường lao động toàn cầu suy giảm rõ rệt.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo một báo cáo mới công bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), những cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên toàn cầu khiến công cuộc phục hồi thị trường lao động toàn cầu suy giảm rõ rệt, đi kèm là sự gia tăng bất bình đẳng trong nội tại và giữa các quốc gia.

ILO đánh giá sau khi đạt được những thành tựu đáng kể trong quý IV năm 2021, số giờ làm việc trên toàn cầu của quý I năm 2022 đã giảm xuống, thấp hơn 3,8% so với mức trước khủng hoảng (quý IV năm 2019). Con số này tương đương với mức thâm hụt 112 triệu việc làm toàn thời gian.

Những cuộc khủng hoảng toàn cầu mới và có tác động qua lại với nhau, bao gồm lạm phát (giá năng lượng và thực phẩm), bất ổn tài chính, nguy cơ vỡ nợ và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên trầm trọng hơn do chiến tranh ở Ukraine. Theo đó, thời giờ làm việc đứng trước nguy cơ giảm sâu hơn nữa trong năm 2022, cũng như để lại những tác động lớn hơn đối với thị trường lao động toàn cầu những tháng tới.

giai Nhiều công ty sản xuất tại Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi sản xuất giai đoạn hậu COVID-19. Ảnh: PHONG ĐIỀN
Nhiều công ty sản xuất tại Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi sản xuất giai đoạn hậu COVID-19. Ảnh: PHONG ĐIỀN

ILO phân tích cuộc xung đột Nga - Ukraine đã và đang ảnh hưởng đến thị trường lao động không chỉ ở Ukraine. Cuộc khủng hoảng này đã làm trầm trọng những đứt gãy trong sản xuất và thương mại, dẫn đến giá lương thực và hàng hóa tăng cao, ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình nghèo và doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là những đối tượng thuộc khu vực kinh tế phi chính thức.

Báo cáo cũng cho thấy sự khác biệt lớn và ngày càng tăng giữa các nền kinh tế giàu hơn và nghèo hơn vẫn là đặc điểm nổi bật của công cuộc phục hồi này.

Các nước thu nhập cao ghi nhận sự phục hồi về số giờ làm việc trong quý đầu năm 2022. Trong cùng thời kỳ, các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp hơn lại phải đối mặt với nhiều trở ngại, với tổng số giờ làm việc vẫn thấp hơn mức tiền khủng hoảng lần lượt là 3,6% và 5,7%. Dự báo xu hướng cách biệt này có thể sẽ còn xấu đi trong quý 2 năm 2022.

Ở một số nước đang phát triển, các chính phủ ngày càng gặp khó do thiếu không gian tài khóa và những thách thức về tính bền vững của các khoản nợ, trong khi các doanh nghiệp phải đối mặt với những bất ổn kinh tế, tài chính, còn người lao động vẫn không được tiếp cận đầy đủ các chế độ an sinh xã hội.

Hơn hai năm kể từ khi đại dịch bùng phát, nhiều người trong thế giới việc làm vẫn đang phải hứng chịu những tác động đối với thị trường lao động.

Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder nhấn mạnh công cuộc phục hồi thị trường lao động toàn cầu đã và đang ghi nhận sự đảo chiều. Một công cuộc phục hồi không đồng đều và mong manh đã trở nên bất định hơn trước sự tác động qua lại lẫn nhau của các cuộc khủng hoảng.

Tác động đối với người lao động và gia đình của họ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, sẽ ở mức rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng mất trật tự xã hội và chính trị. “Lúc này, hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải phối hợp cùng nhau và chú trọng xây dựng công cuộc phục hồi lấy con người làm trung tâm", người đứng đầu tổ chức ILO kêu gọi.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.