Lập 8 đoàn kiểm tra các vụ án tham nhũng ở 20 tỉnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, vừa ký ban hành kế hoạch thành lập tám đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đối với 20 Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Cụ thể, đoàn công tác số 1 do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, làm trưởng đoàn sẽ làm việc với các tỉnh Điện Biên, Lai Châu.

Đoàn công tác số 2 làm việc với các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, do Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Chỉ đạo, làm trưởng đoàn.

Đoàn công tác số 3 do ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, làm trưởng đoàn sẽ làm việc với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái.

Đoàn công tác số 4 do ông Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, làm trưởng đoàn sẽ làm việc với các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn.

Đoàn công tác số 5 do ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao, làm trưởng đoàn sẽ kiểm tra tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Đoàn công tác số 6 do ông Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSND Tối cao, làm trưởng đoàn sẽ kiểm tra tại các tỉnh Ninh Thuận, Trà Vinh, Sóc Trăng.

Đoàn công tác số 7 do ông Phan Văn Sáu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, làm trưởng đoàn sẽ kiểm tra các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Vĩnh Long.

Đoàn công tác số 8 do bà Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, làm trưởng đoàn sẽ kiểm tra tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang.

Theo kế hoạch, việc kiểm tra, giám sát nhằm nắm tình hình, đánh giá vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và kết quả công tác phát hiện và xử lý tham nhũng; góp phần “nhận diện” và xử lý các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Trọng tâm là kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, nhất là những vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Tổng Bí thư - Trưởng ban Chỉ đạo yêu cầu việc kiểm tra, giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí; giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát, báo cáo Ban Chỉ đạo trước ngày 30-10-2017.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Lý do chỉ định, bổ nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh sau sáp nhập

Lý do chỉ định, bổ nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh sau sáp nhập

(PLO)- Bộ Chính trị đã có chỉ đạo trong lần sắp xếp này sẽ thực hiện cơ chế chỉ định, bổ nhiệm đối với người giữ chức vụ lãnh đạo ở các cơ quan HĐND, UBND tại các đơn vị thực hiện sắp xếp; còn từ những lần về sau sẽ thực hiện bầu bình thường như thông lệ.

Hướng dẫn về phân quyền cho các bộ trưởng

Hướng dẫn về phân quyền cho các bộ trưởng

(PLO)- Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Chính phủ yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đối với ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, tránh đẩy trách nhiệm lên Thủ tướng.

Kết thúc hoạt động của cấp huyện từ 1-7-2025

Kết thúc hoạt động của cấp huyện từ 1-7-2025

(PLO)- Từ ngày 1-7-2025, Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện cũng sẽ kết thúc.