Theo cơ quan khí tượng học của Anh Quốc, hiện tượng này tạm gọi là siêu trăng khi mặt trăng được nhìn thấy từ trái đất sáng và to hơn bình thường nhiều lần. Lúc này, khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất được thu ngắn nhất, khi ở vị trí “cận điểm”, mặt trăng tiến gần đến trái đất hơn 50 triệu km.
Tiến sĩ Bill Cooke thuộc cơ quan không gian NASA của Mỹ cho biết siêu mặt trăng sẽ đi kèm với hiện tượng mưa sao băng và có thể được nhìn thấy ở nhiều nơi trên trái đất.
Siêu trăng được nhìn từ đài quan sát Mount Wilson, California, Mỹ
Hiện tượng khí tượng đặc biệt này xuất hiện từ đêm qua, hiển thị rõ trong ngày mai. Nó xảy ra khi trời trong, cho dù mặt trăng đang ở thời điểm rằm tháng 7 rất sáng và lớn, kính thiên văn vẫn có thể ghi nhận đầy đủ sự xuất hiện của sao băng. Các mảnh sao băng này sẽ còn tiếp tục xuất hiện cho đến ngày thứ 4 của tuần này.
Chiếc máy bay là một chấm nhỏ trên nền siêu trăng bên cạnh tòa nhà chọc trời ở Madrid , Tây Ban Nha
Hiện tượng siêu trăng cực đại được nhìn thấy vào đêm 12-8 và sẽ tái xuất hiện, với mức độ thấp hơn vào ngày 9-9. Thông thường, cứ 13 tháng thì mặt trăng sẽ tiến đến cận điểm với trái đất một lần. Tuy nhiên, năm nay là thời khắc mặt trăng được nhìn thấy lớn nhất trong vòng 20 năm qua, nó đạt đến kích thước lớn hơn bình thường từ 14 đến 30%.
Mặt trăng sáng rực rỡ trên cung điện cổ Mdina của đảo quốc Malta
Các nhà thiên văn học đã sẵn sàng để chụp lại hiện tượng này. Mặc dù được xem là hình ảnh kỳ thú tuyệt đẹp trên bầu trời nhưng kì thực siêu trăng sẽ kéo theo nhiều tác hại tự nhiên khác như nước biển dâng cao, thậm chí kích thích động đất và núi lửa trên mặt đất.
An Khương (theo Reuters)