Mức trợ cấp thất nghiệp được tính như thế nào?

Cho tôi hỏi mức trợ cấp thấp nghiệp được tính như thế nào và nếu tôi đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong thời gian chưa tròn năm (ví dụ hai năm chín tháng) thì những tháng lẻ đó được tính ra sao?

Bạn đọc Điền Quân(TP.HCM)

Bảo hiểm xã hội TP.HCMtrả lời: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Mức này tối đa không quá năm lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá năm lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của BLLĐ.

Tại khoản 7 Điều 18 Nghị định 28/2015 quy định: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng BHTN trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Trường hợp người lao động đóng BHTN hai năm chín tháng thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp là ba tháng, không còn thời gian để bảo lưu.

Mức đóng BHYT của sinh viên cận nghèo

Gia đình tôi thuộc hộ cận nghèo và các thành viên trong gia đình đều tham gia BHYT tại địa phương. Vừa rồi con tôi lên ĐH và nhà trường có cho các sinh viên tham gia BHYT tại trường.

Cho tôi hỏi mức đóng BHYT đối với con tôi là sinh viên thuộc hộ gia đình cận nghèo hiện nay là bao nhiêu và con tôi có phải tham gia BHYT tại trường không?

Ông Trần Văn Lon (Đồng Nai)

Bảo hiểm xã hội TP.HCM trả lời: Theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT, người thuộc hộ gia đình cận nghèo xếp thứ tự 20, còn học sinh, sinh viên xếp thứ tự 21 nên con ông sẽ tham gia BHYT theo nhóm đối tượng thuộc hộ cận nghèo tại địa phương nơi cư trú.

Khi đó, mức đóng BHYT của con ông bằng 4,5% mức lương cơ sở, ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%, người tham gia BHYT tự đóng 30%, từ ngày 1-7-2017 tương ứng với:

30% x (4,5% x 1.300.000 đồng) x 12 tháng = 210.600 đồng/năm.

Để không phải tham gia BHYT tại trường, con ông cần xuất trình thẻ BHYT do địa phương cấp cho trường học khi lập danh sách tham gia BHYT.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm