Mỹ đưa ba máy bay ném bom hạt nhân B-2 đến Anh làm gì?

Tuần trước, Không quân Mỹ triển khai ba máy bay ném bom hạt nhân tàng hình B-2 Spirit đến căn cứ không quân RAF Fairford ở hạt Gloucestershire phía Nam nước Anh.

Máy bay ném bom tàng hình B-2 được mệnh danh là "bóng ma bầu trời", có khả năng ném cả bom thông thường lẫn bom hạt nhân, do tập đoàn quốc phòng Northrop Grumman sản xuất với chi phí 2 tỉ USD/chiếc. Chi phí mỗi giờ bay của chiếc B-2 gần 170.000 USD. Hiện Không quân Mỹ có 20 chiếc B-2.

Ba chiếc B-2 đến Anh với những cái tên Thần chết 1, Thần chết 2 và Thần chết 3, dự kiến sẽ ở lại Anh hai tháng, đợt triển khai dài nhất trước nay của những chiếc B-2 này tại Anh. Trước khi được triển khai sang Anh, những chiếc B-2 này đậu tại căn cứ không quân Whiteman ở bang Missouri (Mỹ).

"Bóng ma bầu trời", máy bay ném bom tàng hình B-2 có khả năng ném cả bom thông thường lẫn bom hạt nhân, do tập đoàn quốc phòng Northrop Grumman sản xuất, với chi phí 2 tỉ USD/chiếc. Ảnh: NATIONAL INTEREST

"Bóng ma bầu trời", máy bay ném bom tàng hình B-2 có khả năng ném cả bom thông thường lẫn bom hạt nhân, do tập đoàn quốc phòng Northrop Grumman sản xuất với chi phí 2 tỉ USD/chiếc. Ảnh: NATIONAL INTEREST

Nhiệm vụ chính thức của ba chiếc B-2 này tại Anh là tham gia tập trận hàng hải khu vực. Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến thắc mắc về lý do thực sự của việc Mỹ đưa ba chiếc B-2 đến Anh.

Trao đổi với đài truyền hình ITV News (Anh) mới đây, Đại tá Không quân Mỹ Kurt Wendt nói bước triển khai này là “một thông điệp rất mạnh” gửi đến các kẻ địch của Mỹ về năng lực của Mỹ và của khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

“Đây là một thông điệp hình ảnh gửi đến bất kỳ kẻ địch tiềm tàng nào - dù là một nước, một tổ chức cực đoan bạo lực, hay các nhân tố xấu khác - rằng Mỹ và các đồng minh của Mỹ, trong đó có Anh có thể triển khai sức mạnh chiến đấu bất cứ đâu, bất cứ lúc nào” - Đại tá Wendt nói.

Trong tuần rồi, Không quân Mỹ cũng đưa thêm một chiếc B-2 đến căn cứ hải quân Keflavik ở phía tây Iceland. Căn cứ này mới được mở cửa hoạt động lại và được nâng cấp nhằm tăng cường không lực của NATO ở Bắc Đại Tây Dương.

Việc triển khai 3 chiếc B-2 đến Anh là “một thông điệp rất mạnh” gửi đến các kẻ địch của Mỹ về năng lực của Mỹ và của NATO. Ảnh: THE AVIATION GEEK CLUB

Việc triển khai ba chiếc B-2 đến Anh là “một thông điệp rất mạnh” gửi đến các kẻ địch của Mỹ về năng lực của Mỹ và của NATO. Ảnh: THE AVIATION GEEK CLUB

Nhà báo Rupert Evelyn của đài ITV News nhận định việc triển khai ba chiếc B-2 cụ thể là nhắm vào Nga, nhằm buộc Nga phải để ý đến sự hiện diện của Mỹ.

Mỹ và các đồng minh NATO đã tăng đáng kể sự hiện diện gần biên giới Nga kể từ sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine. Năm năm qua, Mỹ và NATO tăng cường tập trận trong khu vực và tăng số quân thường trực ở Đông Âu.

Quân đội Nga giám sát chặt mọi động thái của Mỹ và NATO. Tình trạng đụng mặt, đối đầu giữa các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay do thám, máy bay trinh sát không người lái của NATO và các máy bay Nga gần biên giới Nga ở biển Baltic và biển Đen xảy ra thường xuyên hơn.

Mỹ cũng mở rộng mạng lưới tên lửa phòng thủ ở Đông Âu, đưa các hệ thống phòng không Aegis Ashore đến Romania và Ba Lan. Với Nga, hệ thống Aegis Ashore có thể dễ dàng chuyển đổi công năng từ phòng thủ sang tấn công bằng tên lửa hành trình.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm