Mỹ khó tăng cường Thủy quân lục chiến đến châu Âu ngăn nguy cơ xung đột Nga-Ukraine lan rộng, do thiếu tàu đổ bộ

(PLO)- Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ - Tướng Tod Wolters yêu cầu Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 22 và Nhóm Sẵn sàng Đổ bộ Kearsarge sớm triển khai tới châu Âu ngăn cuộc xung đột Nga-Ukraine mở rộng, nhưng Thủy quân lục chiến Mỹ khó đáp ứng đầy đủ vì thiếu tàu đổ bộ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Từ khi Nga chuẩn bị phát động cuộc chiến ở Ukraine, người đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ đã yêu cầu Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến và Nhóm Sẵn sàng Đổ bộ sớm triển khai tới châu Âu như một hàng rào ngăn cuộc xung đột lan rộng, theo trang tin USNI News thuộc Viện Hải quân Mỹ.

Khó đưa Thủy quân lục chiến đến châu Âu do thiếu tàu đổ bộ

Tuy nhiên Thủy quân lục chiến không thể đáp ứng yêu cầu, Trung tướng Thủy quân lục chiến Karsten Heckl - Phó Tư lệnh Phát triển Chiến đấu và Tích hợp và Chỉ huy của Bộ Tư lệnh Phát triển Chiến đấu Thủy quân lục chiến - nói với Tiểu ban hải quân của Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 26-4.

Trước khi giữ chức vụ trên, Tướng Heckl là Tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến I, Chỉ huy của Đơn vị máy bay Thủy quân lục chiến số 2 - đơn vị hàng không bờ biển phía đông của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ có trụ sở chính tại Trạm Không quân Thủy quân lục chiến Cherry Point, bang North Carolina (Mỹ).

Ưu tiên hàng đầu của Thủy quân lục chiến hiện tại là nhận được tiền để mua sắm tàu chiến đổ bộ, tuy nhiên chưa được duyệt trong năm tài chính sắp tới.

Khi được hỏi về tầm quan trọng của việc mua sắm này với Thủy quân lục chiến, Tướng Heckl chỉ ra kịch bản gần đây.

“Yêu cầu liên tục của Thủy quân lục chiến - vốn theo luật sẽ trở thành lực lượng ứng phó với khủng hoảng cho quốc gia - là thiết kế sức mạnh. Nếu không có những chiếc tàu chiến đổ bộ đó và các tàu chiến đổ bộ truyền thống lớp L khác, chúng tôi không thể có mặt ở đó (châu Âu), thưa ông. Và bây giờ chúng tôi đang gặp khó khăn. Trong trường hợp này và điểm chính là Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 22 ngoài khơi bờ biển phía Đông” – Tướng Heckl nói với Thượng nghị sĩ Cộng hòa Kevin Cramer - thành viên cấp cao của Tiểu ban hải quân của Ủy ban Quân vụ Thượng viện.

Theo Tướng Heckl, Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ tức Tướng Tod Wolters đã yêu cầu Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 22 và Nhóm Sẵn sàng Đổ bộ Kearsarge “xuất phát sớm để có mặt tại nơi đóng quân khi tình hình Ukraine tiến triển, hay phân nhánh”.

“Và chúng tôi đã không thể xuất kích các con tàu" – Tướng Heckl cho biết. Tướng Heckl nói thêm rằng nếu “theo cách mà chúng tôi thường tiến hành các cuộc triển khai” thì “Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến lẽ ra phải được đóng quân và sẵn sàng cho nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu, nhưng nó không phải vậy”.

Phần Nhóm Sẵn sàng Đổ bộ Kearsarge, hai tàu trong nhóm - tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp USS Kearsarge (LHD-3) và tàu vận tải đổ bộ USS Arlington (LPD-24) - được triển khai cùng Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 22 đã lên đường vào ngày 16-3, gần một tháng sau khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine.

Một tàu đổ bộ đệm khí, thuộc Đơn vị Tàu Tấn công 4 rời khỏi tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp USS Kearsarge (LHD-3), trong một lần Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến giảm tải để hỗ trợ sự kiện huấn luyện song phương ở Tromsø (Na Uy), ngày 12-4. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

Mỹ khó tăng cường Thủy quân lục chiến đến châu Âu ngăn nguy cơ xung đột Nga-Ukraine lan rộng, do thiếu tàu đổ bộ ảnh 1

USS Gunston Hall (LSD-44) - tàu đổ bộ lớp Whidbey Island, con tàu thứ ba trong Nhóm Sẵn sàng Đổ bộ Kearsarge, đã rời Căn cứ Liên hợp Little Creek-Fort Story, bang Virginia (Mỹ) vào ngày 28-3 để tham gia triển khai cùng với nhóm.

Lượng tàu đổ bộ khả năng còn giảm

Hải quân Mỹ hiện có 31 tàu đổ bộ đang hoạt động trong hạm đội - đó là lực lượng hiện tại của Thủy quân lục chiến, theo sổ Đăng ký tàu hải quân. Tổng số tàu chiến đổ bộ sẽ giảm xuống còn 24 chiếc vào năm 2024, theo kế hoạch đóng tàu tầm xa mà Hải quân Mỹ công bố vào tuần trước.

Thủy quân lục chiến khẳng định rằng mình cần 31 tàu đổ bộ cỡ lớn để đáp ứng các nhiệm vụ. Nhưng yêu cầu ngân sách năm tài chính 2023 cho thấy sự phân chia giữa Thủy quân lục chiến và Hải quân về các yêu cầu tàu đổ bộ.

Hải quân đề xuất kết thúc sớm việc mua sắm dòng LPD Flight 17 II, với việc quân chủng này mua LPD-32 như là con tàu cuối cùng trong năm tài chính 2023.

Tuy nhiên Thủy quân lục chiến muốn Quốc hội duyêt đầu tư 250 triệu USD kinh phí mua sắm nâng cao cho LPD-33 - một con tàu mà Hải quân không có kế hoạch mua.

Trả lời phỏng vấn USNI News vào cuối tháng trước, Tướng Heckl nói rằng kế hoạch chấm dứt mua sắm tuyến LPD, ngoài việc Hải quân thúc đẩy cho nghỉ hưu 4 tàu đổ bộ lớp Whidbey Island vào năm 2023, sẽ kéo số lượng tàu đổ bộ xuống còn 25 tàu trong năm năm tới.

Trong phiên điều trần hôm 26-4, ông Jay Stefany - người hiện đang thực hiện nhiệm vụ trợ lý Bộ trưởng Hải quân về nghiên cứu, phát triển và mua sắm - cho biết việc nghiên cứu yêu cầu về tàu đổ bộ của Hải quân vừa hoàn tất. Ông Stefany cho biết quá trình tóm tắt đang diễn ra và kết quả sẽ được đưa vào Đánh giá Cơ cấu Lực lượng mới của Hải quân vốn sẽ kết hợp với Chiến lược Quốc phòng mới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm